... tản mạn về câu đối của anh HSN :
Câu đối CÀNG:CÀNG TO CÀNG NHỎ [HSN]Nghĩa: Câu này có 2 nghĩa:
-Nghĩa đen: Con cua biển có 2 cái càng, một càng to, một càng nhỏ
-Nghĩa ẩn: Cấu trúc "CÀNG... THÌ CÀNG", bây giờ CÀNG không còn là cái CÀNG CUA nữa. Trong đó lại bao hàm những giá trị đối lập: Càng to (càng to mồm, lớn tiếng; càng tỏ ra to ông to bà) thì (giá trị nhân cách) càng nhỏ. The bigger it is, the smaller it gets! Ý này bao hàm một "nghịch lý bề mặt", nhưng lại ẩn chứa một "chân lý muôn thuở".
Có lẽ câu này rất khó chơi... Tôi dùng tạm 2 trái ĐU ĐỦ vàng hườm (vừa chín tới) để phá khóa. Xem ra cũng chỉ tạm ổn về cả 2 ý
ĐỦ CHÍN ĐỦ XANH [HSN]Trong đó ĐỦ cũng có 2 nghĩa: TRÁI ĐU ĐỦ (PAPAYA) và ĐỦ (ENOUGH)
Mời quý hữu nâng ly...
*** ***
Đôi lời nói thêm về câu đối CÀNG:
Nếu chỉ là danh từ CÀNG (Càng cua) thôi, thì vấn đề tương đối đơn giản, và câu đáp sẽ có tương đối không ít
Cấu trúc "CÀNG ... thì CÀNG" khiến cho vấn đề trở nên rắc rối hơn hẳn, buộc ta phải tìm được một chữ nào đó cũng có 2 nghĩa, 2 từ loại khác nhau giống như chữ CÀNG
CÀNG ĐẸP CÀNG ĐẮT, hay CÀNG TỐT CÀNG BỀN mang tính chất một hệ quả tự nhiên, chứ không mang ý đối lập. Trong khi đó CÀNG TO CÀNG NHỎ lại mang tính chất NGHỊCH LÝ ẨN CHỨA. Điều này khó, khiến cho độ khó tăng lên gấp ba...
Tôi đã dùng chữ ĐỦ (trái đu đủ và Đủ để) mà đáp tạm.
Một chữ khác cũng VERY GOOD là TRÁI DỪA và chữ VỪA đồng âm khi phát âm theo kiểu miền Nam:
VỪA CỨNG VỪA NON (DỪA CỨNG DỪA NON)Tiếc thay, VỪA và CÀNG trùng thanh bằng, không đối thanh. Nên ... không ổn!
*** ***
Gậm nhấm CÀNG CUA, tiêu khổ lụy
Lằn nhằn ĐU ĐỦ, giải ưu sầuĐể chọi với chữ CÀNG quái ác ấy, có không ít từ nhưng đa phần hễ được cái nọ, lại mất cái kia. Thí dụ:
CUỘN CHỈ, SỢI CHỈ: Nói lên 2 vật để cạnh nhau thì được, chứ không diễn đạt được ý đáp cho CÀNG thì CÀNG
CHỈ ĐỎ CHỈ XANHCÁI NAN QUẠT: Chữ NAN này còn nghĩa là KHÓ MÀ nữa. Tương tự cuộn chỉ nói trên. Câu NAN này cũng chỉ nói lên 2 ý khó mà hồng, khó mà trắng. Hơn nữa NAN (khó mà) là tiếng Hán, nên không chuẩn với CÀNG
NAN TRẮNG NAN HỒNGTHÊM: Từ THÊM này rất tuyệt
THÊM NGỌT THÊM CHUALẽ thường, thêm ngọt thì ... ngọt thêm, sao mà chua được? Câu này diễn đạt được cái nghịch lý "Càng thêm ngọt, càng thêm chua" ... Tiếc thay THÊM không chỉ vật nào cả. Do đó, cũng HỎNG nốt !
ÍT CŨ ÍT HƯNgẫm nghĩ thêm về chiếc bánh ÍT này, xem ra nó có thể là câu đáp tốt nhất... Vì sao? Nếu chữ ÍT đầu là danh từ BÁNH ÍT, còn chữ ÍT sau là trạng từ ÍT... HƠN (LESS... THAN) thì câu này đáp ứng được cái nghịch lý trong vế xuất vậy ... nhưng "CŨ" đối với "HƯ" cũng không ổn mấy . Bạn nghĩ sao??? Nhức óc, phải không???
Nhờ nhức óc mà tạm xa được ... dòng nước đục (!)
Hàn Sĩ Nguyên

Edited by user Thursday, December 15, 2016 9:52:59 PM(UTC)
| Reason: Not specified