Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 2/22/2012(UTC) Posts: 54 Location: vietbac
Was thanked: 38 time(s) in 25 post(s)
|
Originally Posted by: Sauciga  Học lịch sử chúng ta đều biết đến hai danh tướng Ngô Thời Nhậm (Nhiệm) và Đặng Trần Thường; cả hai đều là bạn học thời niên thiếu thế nhưng Thừơng thì rất ...thường trong khi NHậm thì tài ba xuất chúng thông minh cực kỳ. Lúc còn tuổi đi học Ô NTN rất khinh biện Ô ĐTT; lớn lên hai người mỗi ngả: kẻ giúp Nguyễn Huệ (NTN) người giúp Vua Gia LOng (ĐTT). Vua Nguyễn Huệ mất anh em Tây Sơn cũng không đoàn kết và không được lòng dân nên ĐTT đã ra bắc để tiếp thu và tiêu diệt tàn quân của NTN.
Vì là người nhỏ mọn, nhưng mến tài của bạn ĐTT đã cô tình hạ nhục bạn cũ bằng cách ra câu đối để nếu bạn muốn mình thu phục thì sẽ khuất phục mình mà chịu thua còn vẫn cố tình không cần biết ai vào với ai thì sẽ giết bạn; câ u đối ai cũng thuộc là:
Ai Công Hầu, Ai Khanh Tướng, Trong trần ai, ai dễ biết ai?
Ngụ ý là bây giờ mày vào tay tao lúc này mới biết tao là thứ thiệt chứ không vừa
Cụ Nhậm dõng dạc trả ngay: Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gập thời thế thế thời phải thế
Câu hỏi cho làng đối là hai câu trên có đối nhau chan chát hay không và tại sao cụ Thường lại giết cụ Nhậm. Xin mời hậu duệ của cụ Nhậm là TTN hay NTT làm trước. Bác phải phân tích cho tận cùng văn phạm và cơ cấu của câu (structure) chớ không lo8 mo8 làng màng như cái đám VC chả biết mẹ gì Karl Max mà đã học đòi theo để rồi đem đất nước vào chỗ hoang tưởng nửa Dân chủ (capitalism) cho chính mình nhưng dân thì cứ áp đặt Khổng thế này Tử nói thế nọ để áp chế Bác NNT kính, Lâu quá tvb không vào “Làng Đối”!
Tình cờ vào và đọc thấy post của bác Sauciga nên tvb xin mạn phép góp ý với bác ấy,
Đôi câu đối giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhiệm (Nhậm) có lẽ chỉ là giai thoại trong văn học vì không thấy được ghi lại trong chính sử:
1- Hai người có lẽ không là bạn học thời niên thiếu vì:
- Ngô Thời Nhiệm quê ở người làng Tả Thanh Oai, (thuộc huyện Thanh Oai xưa), nay thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội. Sinh năm 1746, đỗ giải nguyên năm 1768, đỗ tiến sĩ năm 1775.
- Đặng Trần Thường quê ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây (xưa là huyện Chương Đức). Sinh năm 1759. Năm 1775 đỗ sinh đồ (lúc 16 tuổi, quá giỏi!) trong cuộc thi tứ trường (4 kỳ khảo hạch của thi hương thời vua Lê - chúa Trịnh, đỗ tam trường thì gọi là sinh đồ hay tú tài, đỗ tứ trường là hương cống hay cử nhân). Ông học tiếp nhưng bỏ cuộc rời Thăng Long vì cuộc chính biến tháng 9, năm 1782 (về việc phế lập Trịnh Cán).
a- Nguyên quán cách nhau khá xa (ngày nay huyện Thanh Trì phía đông, huyện Chương Mỹ phía tây, giữa hai huyện này là huyện Thanh Oai).
b- Ngô Thời Nhiệm (Nhậm) lớn hơn Đặng Trần Thường 13 tuổi.
2- Chuyện thù hằn giữa hai cá nhân
Theo Đại Nam Chính Biên Liệt truyện của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, tập 2, quyển 27, trang 491, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1997:
“Đặng Trần Thường.
... Thường là người học rộng mà có tài hơn mọi người, đỗ Sinh Đồ cuối thời nhà Lê, khi Tây Sơn diệt nhà Lê giữ lấy đất cát. Quan nhà Lê phần nhiều ra làm quan với Ngụy (Tây Sơn). (Đặng Trần) Thường lúc trước cùng với Ngô (Thời) Nhậm ở huyện Thanh Oai quen biết. Nhậm làm quan với Ngụy tới chức Binh bộ Thượng thư, (Đặng Trần) Thường tới ra mắt (Ngô Thời) Nhậm, nói đến việc đời. (Ngô Thời) Nhậm nói: “Người quân tửquý ở chỗ biết thông biến, mới có thể làm nên được công nghiệp, chứ kẻ thất phu chỉ biết tự tin mình, rồi có ích gì” , và tỏ vẻ lấy vị thứ lấn át Thường. (Đặng Trần) Thường giũ áo đứng dậy đi. Khi về bảo người nhà rằng: “Ta sẽ phải giết tên giặc ấy” . Bèn có ý chí đi. Mùa đông năm Quý Sửu (1793), gặp Nguyễn Đình Đắc từ Gia Định ra chiêu dụ các hào kiệt. Thường cùng bọn Nguyễn Bá Xuyên vào ra mắt Đông cung Cảnh ...
Mùa xuân năm Quý Hợi (1803) Ngụy thượng thư là Ngô (Thời) Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan ra thú, đưa giải vào kinh. (Đặng Trần) Thường dâng sớ nói là “Bọn Nhậm là bề tôi nhà Lê, nỡ can tâm thờ giặc, đặt lời dối trá để lừa bịp nước Thanh (*) , hãm đồng loại vào con dường bất nghĩa. Xét về tội ác lấy hết tre (ở núi Lam Sơn) cũng khó biện hết tội. Thực là người có tội trong danh giáo, nếu không giết đi, lấy gì để răn bảo người sau” . Bèn đưa cho thành thần xét tội. Nguyễn Văn Thành cho là: bọn Nhậm có tội cố nhiên là đáng giết, nhưng Ngụy quan ra thú được miễn tội, đã có chiếu chỉ rõ ràng, không nên thất tín. Bèn đem ra trước Văn Miếu đánh roi rồi tha. Khi ấy bị phạt đánh roi có 3 người, riêng độc mình Nhậm bị đau quá, chết, đó là Thường giận bảo vậy.”
(*) Tvb: Chỗ này chúng ta thấy rõ tư cách của Đặng Trần Thường! 3- Nhận xét (của cá nhân tvb) về đôi câu đối
a- Sự lắt léo trong vế ra: Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai? Vế ra có năm chữ “ai” với 3 nghĩa khác nhau, vừa Nôm vừa Hán và khác tự loại: ai (Hán): Ô hay! (Thán tự - 唉) ai (Nôm): hỏi về người (đại danh tự, danh tự) ai (Hán): bụi (trần ai - 吸埃 - cõi đời, danh tự) - “ai dễ biết ai” : câu nói nôm na của dân gian, gần như là tục ngữ, muốn đối lại rất khó vì cũng phải dùng câu nôm na như vậy để đối.
- Ý của vế ra rất hợm hĩnh và kênh kiệu, ra vẻ ngày trước ông là quan to coi thường tôi, bây giờ tôi cũng là quan to, vận mệnh ông nay có hơn tôi không, hay là ông đang nằm trong tay tôi?
b- Khéo léo trong vế đối:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế! Vế đối cũng có năm chữ “thế ” để đối với chữ “ai” với 4 nghĩa khác nhau với cùng tự loại trong vế đối:
thế (Hán): Đời, vận mệnh, (世) (danh tự) thế (Hán): Quyền, sức (勢) (danh tự) thế (Nôm): Như thế à! (thán tự) thế (Nôm): Vậy (Vậy thời phải vậy! )
- “Thế thời phải thế” : cũng là câu nói nôm na của dân gian, gần như là tục ngữ, đối như thế này với vâu “ai dễ biết ai” phải nói là tuyệt! Chỉ hai câu “ai dễ biết ai” và “thế thời phải thế” đã diễn tả hầu hết về cuộc diện.
Tuy nhiên:
- Luật đối về thanh là “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” thì vế đối có vấn đề khi nhận xét từng chữ:
- Chữ “Xuân” đối với chữ “khanh” , - Chữ “thời” đối với chữ “trần”
Nhưng nếu tính theo danh từ kép thì “Xuân Thu” đối với “khanh tướng” và chữ “thời thế” đối với chữ “trần ai” không phạm luật đối (?).
Rồi dùng danh tự riêng đối với danh tự chung như “công hầu” đối với “Chiến Quốc” , “khanh tướng” đối với “Xuân Thu” thì có hợp hay chăng?
Kính nhờ các vị tiền bối giúp.
Riêng cá nhân này nghĩ nếu mà ứng khẩu để đối như thế này và trong một tình trạng như thế thì xin cảm phục, tâm phục, khẩu phục!
Tiện đây tvb xin đối để góp vui:
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?
Thể chí khí, thể quốc gia, bởi cá thể, thể nào thì thể!
Thân ta vì chí khí, thân ta vì quốc gia, bởi con người ta là như thế, nên (đến lúc này) ngươi muốn thể nào thì cũng phải chịu!
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai? Ngã tổ quốc, ngã núi sông, tại bản ngã, ngã sao thì ngã!
Ta vì tổ quốc, ta vì núi sông, bởi ta là như thế, thất thế ngươi muốn hành xử với ta ra sao cũng phải chịu!
Edited by user Saturday, December 1, 2012 11:24:50 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|