Rank: Member
Groups: Registered
Joined: 12/11/2013(UTC) Posts: 23 Location: none
Was thanked: 2 time(s) in 2 post(s)
|
Tại sao có kẻ “gàn, ngông, lội ngược dòng, không giống ai...”? Các triết thuyết, phong tục, tập quán, tục lệ, quan niệm, niềm tin tôn giáo... của nhân loại trên toàn cầu từ xưa đến nay đã tạo nên cục diện thế giới như hiện thời: một thế giới đầy tranh chấp, bất an, nhiểu nhương... khắp nơi. Tại sao vậy? Nếu không phải DO LOÀI NGƯỜI THƯỜNG CÓ KHUYNH HƯỚNG GIỮ NHỮNG TRUYỀN THỐNG CŨ ĐÓ VỚI NHIỀU KHUYẾT ĐIỂM, thì là gì? Chẳng phải đó là văn hóa “đàn cừu” theo kiểu: ai sao ta vậy, các “ngài” nói bậy, ta nói theo sao? Và nếu có kẻ tìm thấy và nêu ra những khuyết điểm của các truyền thống đó, thì có phải họ là kẻ “gàn, ngông...” không? Nếu không “gàn, ngông...” như vậy, thì làm sao người ta biết khuyết điểm do đâu, để tìm cách cải thiện xã hội? Các tệ đoan xã hội hầu hết đều có nguyên nhân, cần phải tìm cho ra; bởi vì hầu như hậu quả nào cũng có nguyên nhân (nhân-quả). Cái nguyên nhân chính là: người ta ưa tìm kiếm giá trị (phúc lợi) vât chất TẠM BỢ nơi trần thế hơn là tìm phúc lợi VĨNH VIỄN cho tinh thần ở cõi vĩnh hằng. Mọi người cần phải được giáo dục để biết rằng:
Giá trị phàm tục chỉ cho người ta thỏa mãn TẠM BỢ ở trần thế nầy mà thôi. Đó là DANH, LỢI, QUYỀN LỰC, THÚ VUI, KHOÁI LẠC CHO THỂ XÁC... Việc tìm kiếm phúc lợi phàm tục rất là vất vả, và thường tạo ra nhiều tranh chấp, nhiều đau khổ; chiến tranh triền miên cũng do đó mà ra. Tình trạng nầy thường thấy ở các xã hội duy vật vô thần và mê tín; trong đó người ta chỉ lo tìm kiếm phúc lợi vật chất, phàm tục.
Giá trị tinh thần (GTTT) mới cho người ta hạnh phúc viên mãn chẳng những ngay ở trần thế nầy mà còn VĨNH VIỄN nơi cõi vĩnh hằng (CVH). GTTT không gì khác ngoài tình thương yêu, quí mến, nâng đỡ, đùm bọc nhau. Không ai coi ai là kẻ thù, mà chỉ nên hiểu rằng chúng ta chưa biết phân biệt 2 thứ giá trị kể trên. Mọi người cần được giáo dục để biết phân biệt giá trị nào là tạm bợ, và giá trị nào là vĩnh viễn. Cuộc sống ở đời nầy chỉ là ĐỜI TẠM, CUỘC TRẮC NGHIỆM, CUỘC THỬ THÁCH, CUỘC THI. VN có câu: “Sinh kí tử qui” (Sống gởi, thác về). Chỉ những kẻ lương thiện, vị tha mới có được GTTT cho hạnh phúc vĩnh viễn.
Cõi vĩnh hằng là có thật, đã được rất nhiều tài liệu cho biết, rất đáng tin vì có thể kiểm chứng, được viết bởi những người có kinh nghiệm cận tử (KNCT) (near dead experience-NDE); nhất là từ năm 1970 về sau nầy. Nhiều tài liệu cho biết rằng: không có gì tốt bằng cái chết (Nothing is better than the death). Đây là một THẮC MẮC LỚN; cho nên các dân tộc tiền tiến, văn minh rất quan tâm và tìm hiểu rất chu đáo. Riêng ở Mĩ có khoảng 8 triệu trường hợp có KNCT. Các tài liệu đó qui tụ khoảng chục điểm giống nhau. Tất cả những người sau khi có KNCT đều thay đổi cách sống: họ không thiết tha đến những phúc lợi vật chất ở trần thế nầy nữa. Điều nầy hợp với phát biểu của Đức Jesus rằng: “Nước Ta không thuộc về thế gian nầy...”. Người Do Thái rất thông minh, nhưng không khôn ngoan, nên họ thờ tiền, của; cho nên đức Jesus đã mắng kẻ thờ tiền của là đồ ngốc trong 1 dụ ngôn về người phú hộ, lo xây nhiều kho chứa của cải. Cũng vì thế mà Jesus bị dân Do Thái xử tử hình.
Kính thưa quí độc giả, về mặt tôn giáo và xã hội, ít lâu nay tôi thường tự nhận mình là kẻ như những ngôn từ trong ngoặc kép nơi tựa đề bài nầy, và suốt trong các bài tôi viết trước nay, có nhiều bài đã đưa ra những ý ngược đời, không giống ai. Quí vị có thể cho tôi là người lập dị; tôi hài lòng về điều đó; bởi vì tôi thấy những điều mà ít ai thấy; hoặc có ai thấy cũng không muốn phát biểu vì e ngại bị rắc rối. Tôi chủ trương TIN NHỮNG ĐIỀU HỢP LÍ VÀ HIỂN NHIÊN THEO KIẾN THỨC MỚI; và đừng tin những gì mơ hồ, vô căn cứ. Như thế mới đưa thế giới đến hòa bình, thịnh vượng được.
Niềm tin phải được giải thích hợp lí và rõ ràng, mới có giá trị; chứ tin theo kiểu mê tín, cuồng tín, dị đoan; hoặc theo lối tưởng tượng, suy đoán của loài người thời sơ khai; rồi bắt tín đồ phải tin vô điều kiện theo kiểu “đức vâng lời, vâng lời trọng hơn của lễ, ơn vô ngộ...”; rồi dùng chiêu bài “mặc khải, mầu nhiệm...” để không tín đồ nào có thể suy nghĩ khác; niềm tin như vậy là vô giá trị và có hại; bởi vì như thế sẽ tạo nên kì thị, xung đột, hiềm khích giữa các cách tin khác nhau nơi các tôn giáo; loài người theo những con đường khác nhau thì không bao giờ gặp nhau nơi 1 xã hội lí tưởng; bởi vì loài người không có được mẫu số chung. Mẫu số chung đó là giải tỏa được 3 câu hỏi lớn nhất mà ai cũng thường thắc mắc, phải chăng 3 câu hỏi lớn đó là: 1- Mục đích của cuộc sống là gỉ? 2- Sau khi chết, ta còn gì không? 3- Có Thượng Đế hay không? Cả 3 đều được giải tỏa và dẫn chứng bằng tài liệu kiểm chứng được, bằng kinh nghiệm và bằng cách dùng phép so sánh; qua nhiều bài trước đây, được tóm lược và tổng hợp như sau:
I- MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG LÀ GÌ? Phải chăng sống trên đời ai cũng mưu tìm hạnh phúc? Có 2 thứ hạnh phúc: hạnh phúc tạm bợ và hạnh phúc vĩnh viễn. Hạnh phúc tạm bợ chỉ có ở trần thế nầy mà thôi; đó là giàu sang, quyền lực, danh tiếng, sắc đẹp (giả tạo), sức khỏe... Sau cuộc sống nơi trần thế, những hạnh phúc tạm bợ trở thành vô giá trị vì không còn nữa. Tìm kiếm hạnh phúc tạm bợ thì rất là vất vả, và thường tạo cho xã hội bất an, nhiểu nhương... Người cộng sản duy vật vô thần, tôn giáo vô thần và tôn giáo phàm tục hoá thần thánh, hoặc “mua thần bán thánh”... chỉ, hoặc thường lo tìm kiếm hạnh phúc tạm bợ. Chúng ta nên ý thức rằng: Khi đã chết, các hạnh phúc tạm bợ chẳng những trở thành vô giá trị mà còn là cái “vạ”, cái “nghiệp” phải trả bằng sự nuối tiếc, ân hận, bất mãn... nếu những thứ tạm bợ đó bị chiếm đoạt bằng sự bất công, bằng tội ác... Cho nên người dân hèn mọn ở các xã hội đó rất là khốn khổ.
I I- SAU KHI CHẾT, TA CÒN GÌ KHÔNG? Đây là 1 thắc mắc rất lớn, cần được giải tỏa; cho nên các dân văn minh rất quan tâm và tìm hiểu về vấn đề nầy. Hình như các khoa học gia chưa chứng minh được sự sống còn của linh hồn sau khi xác đã chết. Nhất là từ năm 1970 về sau, nhiều người có kinh nghiệm cận tử (KNCT) đã kể lại hoặc viết rất nhiều tài liệu về những gì họ cảm nhận trong lúc họ chết (tạm). Các bác sĩ, các khoa học gia trong cuộc có thể kiểm chứng được; như trường hợp của bà Houghton, khi tim bà đã ngừng đập, linh hồn bà đã thoát ra khỏi xác, bay lên cao, đã thấy chùm chìa khóa màu đỏ trên nóc tủ thuốc; nhờ đó vị bác sĩ trực hôm đó đã tìm lại được chùm chìa khóa đã bỏ quên trong lúc vội vã. Bà cũng đã thấy 2 người y tá ở tầng lầu trên đang xem TV và đánh cá trận đấu bóng rổ; người thua trả cho bạn đồng nghiệp 20 mĩ kim; và v. v....
I I I- CÓ THƯỢNG ĐẾ HAY KHÔNG? Mục nầy đã được chứng minh trong bài “Có Thiên Chúa hay không?”. Xin được sao lại như sau:
Có Thiên Chúa hay không?
Đó là một thắc mắc lớn, rất thông thường. Trên “net”, thấy có câu hỏi “Có Thượng Đế không nhỉ?”. Rồi có ý kiến cho rằng: điều gì phải nghi ngờ thì không đáng tin. Người viết có ý kiến:
Ai chịu quan sát khá kĩ sự sống; sẽ nghiệm thấy dễ dàng là: CÓ THIÊN CHÚA:
Tiếp cận quanh ta có sự sống; sự sống là vật chứng của sự sáng tạo, hoặc thiết kế thông minh (intelligent design). Thử hỏi có vật gì do loài người sáng tạo mà tinh vi, kì diệu bằng sự sống không? Đố các nhà bác học, các khoa học gia... chế tạo được bất cứ loại hạt giống nào mà có mầm sống: hạt lúa, hạt đậu, hạt cải... chẳng hạn, hoặc cái trứng có cồ?
Loài người sáng tạo được vật dụng là nhờ loài người có lí trí. Lí trí là 1 yếu tố của phần tinh thần của con người. Tinh thần của con người được xếp vào hạng CAO cấp; cao cấp so với tinh thần HẠ cấp của các loài động vật khác. “Cao cấp”, vì loài người biết làm thăng tiến cuộc sống bằng sự sáng tạo, phát minh, sáng tác... lúc đang sống. Các động vật khác không biết làm cho cuộc sống của chúng được thăng tiến, nên tinh thần của chúng chỉ được xếp vào hạng HẠ cấp. Tinh thần của “cái” mà tạo được sự sống phải cao bội phần hơn tinh thần cao cấp của loài người; và được xếp vào hạng SIÊU tinh thần.
“Cái” mà tạo được sự sống chính là Nguồn Tạo Hóa (NTH). Siêu tinh thần của NTH hẳn phải có tính toàn tri, toàn năng và hằng sống, mới tạo được sự sống mà ta thấy quanh ta và trong ta. NTH mới chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là ông thần (personal God), ông tiên... có phép mầu như người Thiên Chúa giáo tưởng tượng; cũng không phải ông Ngọc Hoàng Thượng Đế như người VN nghĩ.
Sự sống là vật chứng cho biết có Thiên Chúa, cũng giống như radio, TV … là vật chứng cho biết có những làn sóng điện quanh ta; nhưng ta không thể dùng giác quan để cảm nhận được sóng điện. Thời nay, được nghe radio, coi TV, cell phone... ai mà không biết có nhiều làn sóng điện trong không gian?
Ngoài sự sống còn có vũ trụ, mà theo tài liệu của các khoa học gia thì loài người chỉ biết chưa được 4% về vũ trụ. Sự tinh vi và trật tự của vũ trụ cũng cho ta thấy đặc tính toàn tri và toàn năng của NTH.
Những khám phá về sự trật tự cách tinh vi, kì diệu trong vũ trụ là kết quả do nghiên cứu cao siêu của các nhà bác học. Giới bình dân, ít học như người viết bài nầy, chỉ quan sát sự sống, đã đủ để thấy có sự sáng tạo. CÓ SÁNG TẠO, ẮT PHẢI CÓ TÁC GIẢ. Tác giả đó chính là NTH, là Thượng Đế, là Thiên Chúa. Xin vận dụng chút lí trí, sẽ thấy rất rõ các Bạn vô thần ơi.
CNH 11-2016
Giải tỏa được 3 câu hỏi lớn trên đời, chẳng phải ta đã biết rõ con đường đời trước mặt phải đi rồi sao? Biết được rõ ràng như thế thì ta cứ đường hoàng mà sống vị tha, lương thiện. Chỉ cần cậy xin Ơn Trên (kết nối với nguồn Sáng=NTH) giúp (gia tăng thần lực) để ta có đủ nghị lực, can đảm để dẹp đi “cái tôi rất đáng ghét”. Chính cái tôi đã cám dỗ ta thành ra ươn hèn, yếu đuối, mù quáng và dễ bị sa ngã, phạm tội... để rồi làm khổ cho chính bản thân, gia đình, cộng đoàn và xã hội.
CNH 6-2017
Edited by user Tuesday, July 4, 2017 12:10:17 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|