Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/26/2011(UTC) Posts: 16,729
Thanks: 6926 times Was thanked: 2765 time(s) in 1955 post(s)
|
tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
30/09/2020 - 15H30 GMT Trên toàn thế giới (196 quốc gia và vùng lãnh thổ) : Total Confirmed = 33,710,748 cas
7,192,969 US 6,225,763 India 4,777,522 Brazil 1,170,799 Russia 824,042 Colombia 811,768 Peru 758,172 Spain 738,163 Mexico 736,609 Argentina 672,572 South Africa 590,021 France 461,300 Chile 457,219 Iran 448,734 United Kingdom 363,479 Bangladesh 362,981 Iraq 334,605 Saudi Arabia 317,272 Turkey 313,011 Italy 312,263 Pakistan 311,694 Philippines 291,461 Germany 287,008 Indonesia 239,806 Israel 214,446 Ukraine 159,288 Canada 135,749 Ecuador 134,641 Bolivia 127,572 Romania 125,914 Netherlands 125,760 Qatar 121,183 Morocco 117,115 Belgium 111,900 Dominican Republic 111,853 Panama 107,908 Kazakhstan 105,182 Kuwait 103,079 Egypt 98,585 Oman 93,090 United Arab Emirates 92,863 Sweden 91,514 Poland 90,968 Guatemala 90,536 China 83,582 Japan 78,631 Belarus 77,817 Nepal 76,098 Honduras 75,542 Portugal 74,604 Costa Rica 74,584 Ethiopia 74,363 Venezuela 70,422 Bahrain 67,843 Czechia 58,647 Nigeria 57,765 Singapore 56,519 Uzbekistan 53,282 Switzerland 52,029 Moldova 51,368 Algeria 50,359 Armenia 46,669 Kyrgyzstan 46,482 Ghana 44,813 Austria 40,229 Azerbaijan 40,101 Paraguay 39,899 West Bank and Gaza 39,268 Afghanistan 38,529 Kenya 38,377 Lebanon 35,740 Ireland 34,525 Libya 33,551 Serbia 29,077 El Salvador 28,475 Denmark 27,469 Bosnia and Herzegovina 27,078 Australia 26,461 Hungary 23,812 Korea, South 20,838 Cameroon 20,547 Bulgaria 19,669 Cote d'Ivoire 18,123 Greece 17,977 North Macedonia 17,405 Tunisia 16,593 Croatia 16,408 Madagascar 14,982 Senegal 14,759 Zambia 13,961 Norway 13,640 Sudan 13,518 Albania 13,373 Burma 12,683 Kosovo 11,265 Namibia 11,224 Malaysia 10,659 Congo (Kinshasa) 10,634 Guinea 10,575 Montenegro 10,194 Maldives 10,141 Slovakia 10,049 Jordan 9,992 Finland 9,769 Tajikistan ... ... ===
Global Deaths = 1,009,064
206,036 deaths / US 142,921 deaths / Brazil 97,497 deaths / India 77,163 deaths / Mexico 42,162 deaths / United Kingdom 35,875 deaths / Italy 32,396 deaths / Peru 31,908 deaths / France 31,614 deaths / Spain 26,169 deaths / Iran 25,828 deaths / Colombia 20,630 deaths / Russia 16,667 deaths / South Africa 16,519 deaths / Argentina 12,725 deaths / Chile 11,312 deaths / Ecuador 10,740 deaths / Indonesia 10,001 deaths / Belgium 9,494 deaths / Germany 9,340 deaths / Canada 9,181 deaths / Iraq 8,130 deaths / Turkey 7,931 deaths / Bolivia 6,479 deaths / Pakistan 6,456 deaths / Netherlands 5,914 deaths / Egypt 5,893 deaths / Sweden 5,504 deaths / Philippines 5,251 deaths / Bangladesh 4,825 deaths / Romania 4,768 deaths / Saudi Arabia 4,739 deaths / China 4,221 deaths / Ukraine 3,238 deaths / Guatemala 2,513 deaths / Poland 2,364 deaths / Panama 2,323 deaths / Honduras 2,152 deaths / Morocco 2,101 deaths / Dominican Republic 2,074 deaths / Switzerland 1,971 deaths / Portugal 1,803 deaths / Ireland 1,726 deaths / Algeria 1,725 deaths / Kazakhstan 1,575 deaths / Japan 1,547 deaths / Israel 1,458 deaths / Afghanistan 1,310 deaths / Moldova 1,191 deaths / Ethiopia 1,111 deaths / Nigeria 1,064 deaths / Kyrgyzstan 959 deaths / Armenia 935 deaths / Oman ... ... ===
Covid-19 : Số ca nhiễm tại Ấn Độ có thể đã vượt ngưỡng 60 triệu
Thanh Phương - RFI - 30/09/2020 Hôm qua, 29/09/2020, cơ quan đặc trách phòng chống Covid-19 của Ấn Độ cho biết có thể đã có hơn 60 triệu người ở nước này bị nhiễm virus corona chủng mới, tức là nhiều gấp 10 lần số liệu chính thức.
Theo các số liệu chính thức, trên tổng số 1,3 tỷ dân Ấn Độ, hiện có khoảng hơn 6,1 triệu người bị nhiễm Covid-19, nhiều nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho biết, theo kết quả một cuộc điều tra dựa trên các xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể, trong tháng 8, 1/15 số người trên 10 tuổi ở Ấn Độ đã nhiễm virus corona. Như vậy, số ca nhiễm trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều so với số liệu chính thức và có thể đã vượt quá 60 triệu.
Còn nước Pháp hôm qua đã ghi nhận thêm 8.051 ca nhiễm Covid-19 và 85 ca tử vong. Số bệnh nhân phải vào phòng hồi sức tiếp tục tăng, với thêm 815 ca trong vòng 7 ngày qua.
Tại Đức, hôm qua thủ tướng Angela Merkel thông báo sẽ giới hạn số người tham gia các lễ hội nơi công cộng - không được quá 50, cũng như nơi riêng tư - không nên quá 25 người, để ngăn chặn đà lây lan trở lại của virus corona.
Tây Ban Nha rơi vào đợt Covid thứ 2, Ý bình an: Bài học nào cho châu Âu ?
Trọng Thành - RFI - 30/09/2020 Đầu tháng 9/2020, giới chuyên gia còn khá phân vân trước câu hỏi: châu Âu có đang bước vào làn sóng Covid thứ hai ? Đến cuối tháng 9, tình hình ngày một rõ. Nếu không có các biện pháp kịp thời và phù hợp, dịch Covid-19 rất có thể một lần nữa khiến châu lục khủng hoảng trầm trọng. Tây Ban Nha đang là tâm dịch, nước Ý tương đối bình an. Rút ra các bài học từ hai kinh nghiệm tương phản này có thể giúp châu Âu đối phó tốt hơn với đại dịch.
Ý là quốc gia đầu tiên của châu Âu bị Covid-19 tấn công đầu năm 2020. Vài tuần sau, cùng với Pháp, Tây Ban Nha trở thành nạn nhân tiếp theo. Cả Ý, cả Pháp, cả Tây Ban Nha đều trải qua giai đoạn phong tỏa kéo dài nhiều tháng, trước khi bắt đầu ra khỏi phong tỏa vào mùa hè này.
Với mùa lạnh đang tới, châu Âu đang đối mặt với nguy cơ làn sóng Covid thứ hai. Tuy nhiên, mối đe dọa là rất khác biệt tùy theo từng quốc gia. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của châu Âu (ECDC), công bố ngày 24/09/2020, Tây Ban Nha nằm trong nhóm 7 quốc gia « rất đáng ngại », cùng với Rumani, Bulgari, Hungary, Croatia, CH Séc và Malta. Ngược lại, Ý nằm trong nhóm 7 nước tình hình được coi là tương đối ổn định, cùng với Đức, Ba Lan, Phần Lan, Hy Lạp, Chypre và Litva. Pháp nằm trong nhóm 13 nước còn lại của Liên Âu, tức nhóm « có xu hướng đáng ngại ».
Theo các số liệu thống kê chính thức, về số người dương tính với virus tại ba nước, vào giữa tháng 9 (từ 14 đến 26/09), nước Ý có trung bình 34,5 ca trên 100 000 dân, so với 204,5 tại Pháp và 320 ở Tây Ban Nha. Về số người chết vì Covid-19, trong khoảng thời gian từ ngày 19 đến 28/09, tại Ý có 183 người, tại Pháp có 617, trong khi ở Tây Ban Nha là 916 người. Tây Ban Nha đứng đầu châu Âu với tổng số 750.000 người dương tính với virus (tăng thêm khoảng 300.000 người trong vòng 1 tháng).
Tinh thần kỉ luật và văn hóa bảo vệ gia đình
Khi đại dịch Covid tràn đến châu Âu, Ý được coi là cửa ngõ đầu tiên. Tình hình tại Ý trong tháng 3/2020 rất thê thảm, với số tử vong có lúc lên tới gần 1.000 người trong một ngày. Cho đến đầu tháng 5, số tử vong vẫn xấp xỉ 500 người/ngày. Vậy mà giờ đây, tình hình tại Ý được coi là trong tầm kiểm soát. Tinh thần kỉ luật chống dịch (mới hình thành trong thời gian đại dịch hồi đầu năm) và văn hóa phổ biến trong xã hội vốn rất coi trọng bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình được coi là hai nguyên nhân căn bản (bên cạnh nguyên nhân thứ ba là quá trình ra khỏi phong tỏa được tiến hành một cách bài bản, dần từng bước). Thông tín viên Éric Sénanque của RFI từ Roma cho biết cụ thể:
Trước hết là vấn đề tuân thủ kỷ luật. Trước đây, đối với các nước láng giềng, dân Ý vốn được coi là không dễ khép mình vào kỷ luật. Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ định kiến này, và cho thấy là, về mặt y tế, người dân bán đảo rất xem trọng mối đe dọa dịch bệnh.
Ông Jean Luca, chủ một quán bar, đã không hề do dự khi buộc các khách hàng không mang khẩu trang phải rời khỏi quán. Đối với vị chủ quán này, thì việc tuân thủ các quy định là điều không thể thương lượng. Theo ông, con đường tốt nhất để đẩy lùi dịch bệnh là tuân thủ các hướng dẫn của giới có thẩm quyền về chính trị và khoa học. Người chủ quán cũng nhấn mạnh : ‘‘Phải lắng nghe hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, phải đeo khẩu trang ! Đây không phải là một trò chơi, phải tuân thủ ! Đừng nổi loạn ! Thái độ phản đối vô chính phủ càng khiến tình hình dịch bệnh trầm trọng hơn’’.
Một trong những yếu tố giải thích khác cho tình hình dịch bệnh ít lây lan là nỗi sợ. Nỗi sợ là một động lực. Sợ lây nhiễm cho người thân, sợ bị phạt. Khắp nơi tại Ý, cảnh sát phạt người không tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Ví dụ như tại Napoli, nơi chính quyền đe dọa phạt người không mang khẩu trang đến 1.000 euro.
Tại Ý, việc gia đình có vị trí rất quan trọng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng dịch bệnh được kìm hãm. Riccardo Antoniucci, một phóng viên trẻ, chúng tôi gặp tại một khu phố nghèo ở Roma, cho biết, ‘‘có một điểm tiêu biểu cho văn hóa cơ bản của người Ý, đó là sự tôn trọng gia đình, tôn trọng những người mà ta chung sống. Người Ý thường sống chung với cha mẹ, với ông bà. Ớ đây, chúng tôi có xu hướng tránh tiếp xúc sát, ôm hôn ông bà mình chẳng hạn, tránh có các tiếp xúc gây nguy hiểm cho người thân trong gia đình’’.
Giống như nhiều nước, Ý cũng bị đại dịch tấn công bất ngờ. Tuy nhiên, các biện pháp nghiêm ngặt mà chính quyền áp đặt ngay từ ngày 01/03 và quá trình dỡ bỏ phong tỏa được tiến hành một cách có bài bản dường như đã đóng vai trò trong việc giảm nhẹ mức độ lây lan của dịch bệnh..
Không khí hội hè gây lo ngại
Còn về nước Tây Ban Nha thì sao ? Thông tín viên Diane Cambon từ Madrid trước hết cho biết không khí hội hè bất chấp tình hình dịch bệnh được nhiều người coi là nguyên nhân nổi bật, hàng đầu :
Một buổi tối thứ Bẩy tại Madrid, tại quảng trường de la Vida ở trung tâm thủ đô. Không khí hội hè. Trẻ nhỏ chơi trên vỉa hè, hàng quán chật người. Xung quanh một bàn ăn, 12 thanh niên tuổi từ 20 đến 25 chia nhau ba đĩa tapas, món ăn khai vị truyền thống, gồm tortilla - món bánh trứng ốp-lết của người Tây Ban Nha, chả cá tuyết, mực tẩm bột chiên. Các thực khách hoàn toàn không còn nhớ gì đến các biện pháp giãn cách tối thiểu.
Đối với Susana, một sinh viên ngành kiến trúc, thì không có gì là đáng ngạc nhiên cả. Cô nói : ‘‘Thực ra, không có nguy hiểm gì cả, chúng tôi vốn là bạn bè cùng nhóm. Tôi cho rằng tình hình được kiểm soát khá tốt ở đây. Chúng tôi cũng không thấy có nhiều người mắc bệnh. Ngoài ra, khi ra ngoài đường, chúng tôi đều đeo khẩu trang’’. Joan, một thanh niên khác, ngồi đầu kia bàn cho biết, thoạt tiên, có lo ngại, nhưng theo anh, cũng không có cách nào khác, bởi nếu không, thì làm thế nào có thể duy trì được các quan hệ ?
Thiếu biện pháp phòng dịch rõ ràng, nhất quán
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với cách giải thích nghiêng về lối sống cá nhân và tập quán truyền thống này. Nhà chính trị học Pháp, ông Philippe Moreau Defarges (viện IFRI), trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo 20 Minutes (ngày 08/09), nhận định : việc sử dụng các yếu tố mang tính văn hóa, lối sống để giải thích nguyên nhân dịch bệnh không đủ thuyết phục, bởi đây là « các yếu tố khó lượng hóa ». Mặt khác, có thể tìm thấy các hiện tượng tương tự trong nhiều xã hội khác, nhưng không phải xã hội nào cũng gánh chịu mức độ lây lan của dịch bệnh như Tây Ban Nha.
Theo nhà chính trị học Philippe Moreau Defarges, cần đặc biệt chú ý đến tình trạng đầu tư thấp cho hệ thống y tế công của Tây Ban Nha, do các khủng hoảng kinh tế và chính sách khắc khổ đi kèm. Thiếu đầu tư cho y tế cũng có nghĩa là thiếu khả năng phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Thông tín viên Diane Cambon từ Madrid dẫn lại nhận định của giáo sư y khoa Ildefonso Hernández, Đại học Alicante, nêu bật một số nguyên nhân theo hướng này:
Theo ông, có những nhân tố quan trọng khác dẫn đến làn sóng Covid thứ hai này, ví dụ như chính quyền thông tin kém về các biện pháp phòng ngừa. Theo vị giáo sư y khoa này, các biện pháp được đưa ra là quá chung chung. Chính vì vậy, người dân khó làm theo. Đôi khi, người ta bắt buộc phải mang khẩu trang một cách hết sức phi lý trong một số tình huống. Ngược lại, trong một số trường hợp, rõ ràng là có nguy cơ, nhưng việc mang khẩu trang lại không bắt buộc. Dân chúng không còn hiểu là cần phải làm gì cho đúng nữa. Với giới trẻ lại càng như vậy. Giới trẻ lại càng lơi lỏng với các biện pháp phòng ngừa, bởi họ biết rằng họ rất ít gặp hiểm nguy, ít hơn hẳn so với lớp những người cao tuổi.
Chính quyền đầu tư ít cho y tế công
Một nguyên nhân nữa cũng bị điểm mặt. Đó là việc thiếu các phương tiện ngăn dịch. Giáo dục và y tế là thuộc quyền quyết định của mỗi vùng, trong số 17 vùng tại Tây Ban Nha. Mà, mỗi vùng lại có các định hướng đầu tư khác nhau đối với y tế công.
Giáo sư Ildefonso Hernández chỉ trích chính sách y tế công của chính quyền vùng thủ đô Madrid, từ hàng chục năm nay nằm trong tay phe hữu bảo thủ : ‘‘Madrid là ví dụ tiêu biểu của tình trạng thiếu các phương tiện chẩn đoán sớm các trường hợp lây nhiễm, và việc cách ly những người có tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ. Tại Madrid, có thể thấy có sự tương phản rất lớn trong đầu tư cho y tế công so với nhiều vùng khác, đã đối phó tương đối tốt hơn với dịch bệnh. Tại vùng thủ đô, con số người nhiễm virus cao hơn rất nhiều’’.
Số lượng người dương tính với virus cao hơn rất nhiều đặc biệt tại các khu phố nghèo, tại vùng ngoại ô phía nam của thủ đô Madrid. Tại những khu phố này, dân cư thường sống chen chúc, và đó cũng là nơi mà mạng lưới y tế tư nhân gần như không tồn tại. Thực trạng này khiến nhiều chuyên gia nhận định : đỉnh dịch Covid lần thứ hai này gây thiệt hại nặng nề nhất đối với các tầng lớp dân cư nghèo khó. Đây cũng là những thành phần không có điều kiện làm việc từ xa hay có phương tiện di chuyển riêng.
Trung ương - địa phương trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Nhật báo Le Monde, trong một phân tích cách đây ít tuần (ngày 12/09), cũng nhấn mạnh đến việc bộ Y Tế của chính phủ cánh tả đã có một kế hoạch ra khỏi phong tỏa một cách bài bản, với chủ trương gắn liền việc mở lại hoạt động bình thường với việc các vùng có đủ năng lực rà soát, phát hiện người nhiễm virus kịp thời. Tuy nhiên, do áp lực của nhiều vùng tự trị và do thiếu đa số tại Quốc Hội, chính phủ Tây Ban Nha đã không duy trì được khả năng kiểm soát chiến lược toàn quốc đối phó với dịch, buộc phải trao quyền cho các vùng. Và để có được sự ủng hộ của đa số trong Quốc Hội, chính phủ đã buộc phải dỡ bỏ tình trạng báo động vào cuối tháng 6, tức sớm hơn dự định một tháng.
Trên thực tế, vấn đề không phải do tự thân chế độ tản quyền, mà là do khả năng phối hợp giữa chính quyền các địa phương với chính quyền trung ương, để tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Tại Đức, chính phủ của thủ tướng Merkel nhìn chung được coi là đã thành công trong việc điều phối chiến lược đối phó dịch giữa các bang. Tại Tây Ban Nha, trước tình trạng dịch bệnh tăng mạnh, có nguy cơ buộc phải áp đặt phong tỏa trở lại lần thứ hai trên toàn quốc, chính quyền vùng thủ đô Madrid cánh hữu, ngày 29/09/2020, đã phải chấp nhận các khuyến nghị của chính phủ cánh tả, ban hành một loạt các biện pháp siết chặt phòng dịch tại vùng thủ đô (Le Figaro ngày 30/09). Tính cho đến hiện tại, hơn 1 triệu dân vùng thủ đô Madrid (trên tổng số hơn 6,6 triệu dân) không được phép rời nhà, ngoại trừ vì các lý do đặc biệt như đi làm, đi bác sĩ hay đưa con đến trường.
Châu Âu: Cảnh giác cao, rà soát lại các kinh nghiệm
Ra hè, Liên Hiệp Châu Âu được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ với nguy cơ đại dịch Covid trở lại lần nữa. Với tỉ lệ người có kháng thể với virus gây bệnh Covid-19 mới chỉ dưới 15% tại đa số các quốc gia Liên Âu và Vương Quốc Anh (còn xa với tỉ lệ cho phép đạt được « miễn dịch cộng đồng »), Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của châu Âu (ECDC) nhấn mạnh « tính chất dễ tổn thương của toàn Liên Hiệp là ở mức độ cao ».
Ngay cả nước Ý, vốn được coi là một khu vực tương đối bình an, cũng hết sức cảnh giác. Nhà miễn dịch học Flavia Riccardo thuộc Viện Y học Cao cấp ở Roma, nhận xét ở đây cũng như những nơi khác, dân chúng mệt mỏi và căng thẳng trông đợi dịch bệnh chấm dứt, nhưng không biết đến khi nào. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hai tháng 10 và 11 tới sẽ là giai đoạn « đặc biệt khó khăn » với châu lục.
Bối cảnh hiện nay khiến châu Âu càng buộc phải rà soát lại kinh nghiệm nhiều mặt của các hiện tượng được coi là thành công, hay thất bại, để rút ra các bài học sát sườn, nhằm đối phó với dịch, một cách phù hợp, kịp thời, nhưng không quá mức khắc nghiệt, sẽ gây tổn hại quá mức cho nền kinh tế và xã hội. Kinh nghiệm nước Bỉ phong tỏa triệt để, nhưng tỉ lệ tử vong rất cao, hay ngược lại trường hợp Thụy Điển (*), vốn bị phê phán kịch liệt, coi như một biểu hiện thất bại của chiến lược « tự miễn dịch cộng đồng », cũng bắt đầu được một số chuyên gia yêu cầu xem xét lại.
Ghi chú
(*) Theo nhà dịch tễ học Antoine Flahault, giám đốc Viện Y tế Tổng quát (Institut de la santé globale), Genève, hoàn toàn không thể nói xã hội Thụy Điển không có chiến lược phong tỏa ngăn dịch. Thụy Điển cũng áp dụng hàng loạt biện pháp, như khuyến khích làm việc từ xa, hạn chế đi lại, nhiều hỗ trợ tài chính hay tạo điều kiện thuận lợi cho người nghỉ ốm… Tóm lại, có thể nói đây là phương thức « tự phong tỏa », với rất nhiều điểm khác biệt với các mô hình đã biết tại châu Âu. Bác sĩ Antoine Flahault nhấn mạnh, nhiều biện pháp của Thụy Điển dựa trên trách nhiệm cá nhân và niềm tin (Le Figaro, 25/09/2020).
CDC: Số ca nhiễm COVID trong giới trẻ Mỹ tăng
VOA/Reuters - 30/09/2020 Các ca nhiễm COVID trong giới trẻ tăng đều đặn tại Mỹ trong những tuần gần đây trong lúc các trường đại học tái mở cửa. Điều này chứng tỏ nhóm này cần có nhiều biện pháp hơn để ngừa lây lan COVID, một cơ quan y tế Mỹ nói.
Các trường đại học muốn mở cửa trở lại cho học trực tiếp cần phải thi hành những bước giảm thiểu như mang khẩu trang và giãn cách xã hội để chặn virus lây lan trong người trẻ, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói trong phúc trình.
Từ ngày 2/8 đến 6/9, các ca COVID hàng ngày trong số những người tuổi từ 18 đến 22 tăng 55,1%.
Khu vực đông bắc báo cáo tăng 144% các ca COVID, trong khi các ca ở miền trung tây tăng 123,4%, phúc trình nói.
Việc gia tăng số ca nhiễm không chỉ do xét nghiệm tăng mà có thể liên kết với việc một số trường đại học tái tục học trực tiếp, các nhà nghiên cứu CDC nói. Họ cho biết lây nhiễm cũng có thể xảy ra trong số người trẻ không học đại học.
Các phúc trình trước xác nhận người trẻ ít tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, báo cáo của CDC nói.
Dân New York sẽ bị phạt nếu không mang khẩu trang
VOA/Reuters - 30/09/2020 Thành phố New York sẽ phạt tiền những ai không chịu mang khẩu trang trong lúc tỉ lệ xét nghiệm dương tính COVID vượt quá 3% lần đầu tiên sau nhiều tháng, thị trưởng Bill de Blasio tuyên bố ngày 29/9.
Ngoài New York, 28 tiểu bang khác cũng chứng kiến các ca nhiễm mới gia tăng trong hai tuần qua, và số người nhập viện vì COVID đang gia tăng tại một vài tiểu bang trung tây.
Giới chức thành phố New York thoạt đầu sẽ phát khẩu trang miễn phí cho những ai bị bắt gặp không mang khẩu trang tại nơi công cộng. Nếu người đó từ chối sẽ bị phạt một số tiền, thị trưởng cho biết.
Quy định mới áp dụng rộng trên toàn thành phố. Văn phòng thị trưởng chưa cho biết lực lượng nào sẽ thực thi lệnh phạt và tiền phạt là bao nhiêu.
Tỉ lệ xét nghiệm dương tính với virus corona hàng ngày trên toàn thành phố là 3,25%, theo dữ liệu tạm thời, lần đầu tiên vượt quá 3% kể từ tháng 6.
Vào tháng 4, khi thành phố là trung tâm đại dịch toàn cầu, hơn 5.000 người xét nghiệm dương tính mỗi ngày so với một vài trăm hiện nay dù lúc này xét nghiệm được thực hiện rộng rãi hơn.
Thành phố cho biết sẽ lại đóng cửa trường học nếu tỉ lệ nhiễm trung bình bảy ngày là 3% trở lên.
Kế hoạch cho phép 25% thực khách ăn uống trong nhà hàng vẫn được tiến hành như dự định từ ngày 30/9, thị trưởng cho biết.
Tại những nơi khác, trong 7 ngày qua, Missouri, Nebraska, North Dakota, South Dakota và Wisconsin báo cáo số bệnh nhân COVID phải nhập viện tăng cao kỷ lục.
----------------
MOSCOU (Reuters) - Nga, hôm thứ tư : +8.481 ca nhiễm coronavirus và +177 người chết, trong 24 giờ. => tổng số ca nhiễm = 1.176.286 và số người chết = 20.722.
MADRID (Reuters) - Tây Ban Nha, hôm thứ tư : +11.016 ca nhiễm và 177 người chết => tổng số ca nhiễm = 769.188, với số người chết = 31.791.
MILAN (Reuters) - Ý, hôm thứ tư : +1.851 ca nhiễm và 19 người chết, trong 24 giờ => tổng số ca nhiễm = 314.861, với số người chết = 35.894.
LONDRES (Reuters) - Anh, hôm thứ tư : +7.108 ca nhiễm và 71 người chết, trong 24 giờ.
PARIS (Reuters) - Pháp, hôm thứ tư : +12.845 ca nhiễm và 63 người chết, trong 24 giờ => tổng số người chết = 31.956 / 563.535 ca nhiễm. Tính trong 7 ngày qua, số người nhập viện = 3.985, trong đó có 826 ca cấp cứu hồi sức.
Edited by user Wednesday, September 30, 2020 11:56:18 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|