Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,307
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
2/25/2020 11:39:44 AM
“Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.” (2Cr 5,20)

Anh chị em thân mến,
Trong năm nay, một lần nữa xin Thiên Chúa ban cho chúng ta khoảng thời gian thuận lợi để chuẩn bị mừng lễ, với trái tim đổi mới nơi mầu nhiệm lớn lao về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu; đó là nền tảng của đời sống Kitô hữu, cá nhân và cộng đồng. Chúng ta phải liên lỷ trở về với mầu nhiệm này trong tâm trí, vì nó sẽ tiếp tục triển nở trong chúng ta nhằm đo mức độ chúng ta cởi mở với sức mạnh thần khí và đáp lại với sự tự do và quảng đại.
1. Mầu nhiệm Vượt Qua như là nền tảng của hoán cải
Niềm vui của Kitô hữu đến từ việc lắng nghe và chấp nhận Tin Mừng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Lời rao giảng đầu tiên (kerygma) này tóm tắt mầu nhiệm tình yêu của Ngài “rất thật, rất chân chính, rất cụ thể đến nỗi nó mang đến cho chúng ta một mối liên hệ đầy đối thoại chân thành và hiệu quả.” (Tông Huấn Christus Vivit, 117). Bất cứ ai tin thông điệp này, đều từ chối lời dối trá rằng cuộc sống của chúng ta được làm những gì mình muốn. Hơn nữa, cuộc sống được sinh ra từ tình yêu của Thiên Chúa Cha, từ khao khát của Người, nhằm ban cho chúng ta sự sống dồi dào (x.Ga 10,10). Ngược lại, nếu lắng nghe lời cám dỗ của “cha kẻ dối trá” (Ga 8,44), chúng ta có nguy cơ rơi vào vực thẳm của ngu xuẩn và trải nghiệm hỏa ngục ngay trên trần gian này, như ta chứng kiến nhiều biến cố đau thương nơi kinh nghiệm cá nhân và tập thể.
Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những gì tôi đã viết cho người trẻ trong Tông huấn Christus Vivit: “Hãy chăm chú nhìn vào vòng tay rộng mở của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy để mình được Chúa cứu đi cứu lại. Và khi các con đi xưng tội của mình, các con hãy tin chắc vào lòng thương xót của Người, là điều giải thoát các con khỏi mặc cảm tội lỗi. Hãy chiêm ngắm Máu Người đổ ra với tình yêu cao cả như thế, và hãy để mình được Máu ấy thanh tẩy. Bằng cách này, các con luôn có thể được tái sinh một lần nữa.” (số 123). Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu không phải là sự kiện quá khứ; đúng hơn, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, biến cố ấy là hiện tại, cho phép chúng ta chiêm ngắm và đụng chạm, với đức tin, vào xác thịt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ.
2. Khẩn cấp hoán cải
Thật tốt để chiêm ngắm sâu hơn mầu nhiệm vượt qua, nơi đó, Lòng thương xót Chúa hằng bao phủ chúng ta. Thật vậy, kinh nghiệm về lòng thương xót chỉ có thể xảy ra khi “mặt đối mặt”, trong tương quan với Thiên Chúa khổ nạn và phục sinh, “Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2,20), trong cuộc đối thoại chân thành giữa những người bạn. Đó là lý do tại sao cầu nguyện rất quan trọng trong Mùa Chay này. Thậm chí hơn cả một bổn phận, cầu nguyện là diễn tả những nhu cầu của chúng ta, để đáp lại tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu ấy luôn đi bước trước và đón nhận chúng ta. Kitô hữu ý thức cầu nguyện rằng, dù không xứng đáng, nhưng chúng ta vẫn được yêu thương. Cầu nguyện có thể diễn tả trong nhiều hình thức khác nhau. Nhưng điều thực sự quan trọng trong ánh mắt của Thiên Chúa là để Thiên Chúa nhìn thấu nơi chúng ta, và làm cho trái tim khô cứng của chúng ta được tan chảy, để hoán cải chúng ta nên hoàn thiện hơn trước Thiên Chúa và ý muốn của Ngài.
Trong Mùa Chay thuận lợi này, chúng ta hãy cho phép mình được dẫn đưa vào sa mạc như dân Israel (x. Hs 2,14), để cuối cùng chúng ta có thể nghe được tiếng của Người Tình của ta, và cho phép tiếng ấy vang dội sâu hơn trong chúng ta. Càng gắn bó với Lời Chúa, chúng ta càng trải nghiệm lòng thương xót của Ngài dành tặng cho chúng ta một cách nhưng không. Xin đừng để thời gian ân sủng này trôi qua trong vô ích, trong ảo mộng hão huyền rằng chúng ta có thể điều khiển được thời gian và phương thế hoán cải để về với Ngài.
3. Ước muốn mãnh liệt của Thiên Chúa để đối thoại với con cái Ngài
Sự thật rằng, Thiên Chúa một lần nữa, cho chúng ta thời gian thuận lợi để hoán cải. Chúng ta không nên xem đây là thời gian đương nhiên. Cơ hội mới mẻ này phải đánh thức trong chúng ta lòng biết ơn và khuấy động chúng ta khỏi thói lười biếng. Dù có khi tội ác bi thương hiện diện trong cuộc sống chúng ta, trong Giáo hội và thế giới; nhưng cơ hội này nhằm thay đổi lối mòn của chúng ta để diễn tả rằng, lòng nhân hậu của Thiên Chúa sẽ không làm gián đoạn cuộc đối thoại cứu rỗi giữa Ngài với chúng ta. Trong Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta (2 Cr 5,21). Sự cứu độ này sẽ khiến Chúa Cha trao gánh nặng cho Chúa Con, với sức nặng tội lỗi của chúng ta; vì thế, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI diễn tả: “Thiên Chúa quay lại chống đối chính mình”. (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 12). Bởi, Thiên Chúa cũng yêu kẻ thù của Ngài. (x. Mt 5,43-48).
Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn kiến tạo với mỗi người nơi mầu nhiệm Vượt Qua của Con Chí Ái, không phải là cuộc trò chuyện luyên thuyên, giống như người dân Athen cổ xưa, người “chỉ dành thời giờ bàn tán, hay nghe những chuyện mới nhất.” (Cv 17,21). Cuộc trò chuyện như thế được gọi là tò mò trống rỗng và hời hợt, đặc trưng của thế giới trong mọi thời; trong thời đại của chúng ta, nó cũng có thể là việc sử dụng phương tiện truyền thông không đúng cách.
4. Giàu có để chia sẻ, không giữ cho riêng mình
Đặt mầu nhiệm vượt qua vào trung tâm đời sống của ta, nghĩa là cảm nhận lòng trắc ẩn với vết thương của Chúa Kitô bị đóng đinh, nơi nhiều nạn nhân vô tội của chiến tranh, của các cuộc tấn công, từ người chưa sinh đến người già, và các hình thức khác của bạo lực. Chúng cũng có mặt trong các thảm họa môi trường, của cải phân phối không đồng đều, buôn bán người dưới mọi hình thức, và lòng tham vô độ vốn là hình thức thờ ngẫu tượng.
Ngày nay cũng cần mời gọi những người nam và người nữ thiện chí chia sẻ, bằng cách bố thí, hàng hóa của họ cho những người cần nhất, như là những phương tiện cá nhân để dựng xây thế giới tốt đẹp hơn. Bác ái trao ban giúp chúng ta thành người hơn; trong khi đó, tích trữ lại có nguy cơ khiến chúng ta trở nên kém người hơn, vì bị lòng ích kỷ giam cầm. Chúng ta cần và phải đi xa hơn nữa, và hãy xem xét các khía cạnh cấu trúc của đời sống kinh tế. Vì lý do này, vào giữa Mùa Chay năm nay, từ ngày 26 đến 28 tháng 3, tôi đã triệu tập một buổi họp tại thành phố Assisi với các nhà kinh tế trẻ, doanh nhân và người làm thay đổi, với mục đích định hình một nền kinh tế công bằng và toàn diện hơn. Như Huấn Quyền thường lặp đi lặp lại rằng, đời sống chính trị đại diện cho một hình thức bắc ái trổi vượt. (x. diễn từ của Đức Giáo Hoàng Piô XI với Liên đoàn sinh viên Đại học Công giáo Ý, 18 tháng 12 năm 1927). Điều này cũng đúng với đời sống kinh tế, vốn có thể được tiếp cận với tinh thần truyền giáo, tinh thần của các Mối Phúc.
Tôi cầu xin Đức Maria, Mẹ rất thánh để cầu nguyện cho Mùa Chay của chúng ta. Việc cử hành này ước gì sẽ mở rộng tâm hồn mỗi người để nghe tiếng Chúa gọi, để được hòa giải với Ngài, để chiêm ngắm mầu nhiệm vượt qua, và để được hoán cải, nhằm đối thoại cởi mở và chân thành với Thiên Chúa. Theo cách này, chúng ta sẽ trở thành điều mà Chúa Kitô yêu cầu các môn đệ trở thành: Hãy nên muối đất và ánh sáng cho trần gian. (x. Mt 5,13-14).
Phanxicô, Rôma, tại đền thánh Gioan Latêranô, Ngày 7 tháng 10 năm 2019, lễ Đức Mẹ Mân Côi Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc SJ (dongten.net 25.02.2020)
Làm thế nào Thứ Tư trở thành ngày chay tịnh trong Giáo hội Công giáo?
2/22/2020 1:03:53 PM
Ngày THỨ TƯ dường như là một ngày xa lạ để bắt đầu Mùa Chay, nhưng nó lại giống như Ngày THỨ SÁU TUẦN THÁNH trong việc tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.
 Trong Giáo Hội Công Giáo, Mùa Chay bắt đầu vào “THỨ TƯ LỄ TRO” và được khai mạc bằng việc ăn chay và kiêng thịt. Điều thú vị đáng lưu ý là trong nhiều thế kỷ, THỨ TƯ và THỨ SÁU là những ngày ăn chay trong suốt cả năm.
THỨ SÁU có ý nghĩa khi gợi lại “THỨ SÁU TUẦN THÁNH”, Chúa Giêsu chết trên cây thập giá.
Tuy nhiên, Tại sao Giáo Hội chọn THỨ TƯ là ngày chay tịnh ?
Theo tờ A Pulpit Commentary on Catholic Teaching – Giảng đài chú thích về Giáo huấn Công giáo, một trong những lý do THỨ TƯ và THỨ SÁU được chọn như là những Ngày Chay Tịnh ở Rôma nhằm chống lại hành vi tội lỗi phổ biến giữa dân ngoại trong những ngày đặc biệt này.
Thời Giáo Hội sơ khai, THỨ TƯ và THỨ SÁU được chọn là những Ngày Chay Tịnh. Sự lựa chọn đó là thích hợp nhất, vì THỨ TƯ đã được dân ngoại thánh hiến cho thần Mecury [thần Méc-cua, Sao Thủy], vị thần trộm cắp và bất công, và THỨ SÁU được thánh hiến cho thần Venus [thần Vệ-nữ, Sao Kim], nữ thần của tình yêu xác thịt và trụy lạc; do đó, ăn chay vào những ngày đó đã được tính toán kỹ lưỡng nhằm đền tội cho vô số tội lỗi bất công và sự ô uế đã gây ra hầu hết ở mọi nơi mà không có sự kiềm chế, và để giữ cho các Kitô hữu khỏi nuông chiều chúng.
Trong khi điều đó có thể là một lý do ban đầu tại sao những ngày đó được chọn, nhưng lý lo chính mà THỨ TƯ trở thành một Ngày Chay Tịnh là để nhớ lại sự phản bội của Giuđa, người mà theo truyền thống đã phản bội Chúa Giêsu vào ngày THỨ TƯ.
Vì thế, ăn chay ngày THỨ TƯ có một sự liên hệ trực tiếp tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và gợi nhớ lại một biến cố đau buồn trong cuộc đời của Người. Ăn chay trở thành một cách thế đền tội cho sự bội phản này, cũng như một lời nhắc nhở về cách mà chúng ta phản bội Chúa Giêsu qua những chọn lựa xấu xa mà chúng ta thực hiện trong ngày sống.

Trong khi THỨ TƯ không còn là một Ngày Chay Tịnh trong suốt cả năm nữa, một dấu vết còn lại của truyền thống này được tìm thấy nơi THỨ TƯ LỄ TRO, khi Giáo Hội bắt đầu Mùa Chay Tịnh.
Philip Kosloski Hướng Dương chuyển ngữ từ aleteia.org (hdgmvietnam.com 22.02.2020)
Tại sao ngày nay Rôma là trung tâm của Giáo Hội Công Giáo? Tại sao Toà Thánh được đặt ở Rôma?
11/26/2018 7:23:24 AM
Có lẽ không ít người đã tự hỏi nôm na: tại sao Toà Thánh lại nằm ở Ý? Tại sao Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem, lớn lên ở Nadarét, sống suốt đời ở đất Do Thái, chịu chết ở Giêrusalem; Người là Đấng thiết lập Hội Thánh Công Giáo, nhưng Giáo Hội Công Giáo không đặt giáo đô ở một trong những nơi này trên vùng đất quê hương của Chúa, mà lại là ở Rôma, nơi Chúa Giêsu chưa bao giờ đặt chân tới?
 Giáo Hội Kitô được sinh ra trên đất Do Thái, và chính thức bắt đầu tại Giêrusalem, nơi các môn đệ hội tụ sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời. Tông Đồ Phêrô được Chúa đặt làm nền tảng Hội Thánh mới, làm trưởng Tông Đồ đoàn, làm chủ chăn toàn thể đoàn chiên của Chúa, chủ chăn của cả các chủ chăn khác (Ga 21,16). Trong vai trò trưởng Tông Đồ đoàn, Thánh Phêrô là phát ngôn viên và là người quyết định các vấn đề quan trọng của Giáo Hội sơ khai: rao giảng cho người Giêrusalem dịp lễ Ngũ Tuần đầu tiên sau biến cố Phục Sinh, chủ toạ Công Đồng Giêrusalem, đại diện Giáo Hội đón nhận Phaolô trở lại... Ban đầu các Tông Đồ chủ trương rao giảng cho người Do Thái trước, nhưng các cuộc bắt bớ lan rộng khiến các ngài phải hướng về dân ngoại. Các ngài ra đi hoạt động khắp các nơi xa lạ các ngài có thể đến: Thánh Giacôbê Hậu làm Giám Mục Giêrusalem, Thánh Giacôbê Tiền đến Tây Ban Nha, Thánh Batôlômêô đến Armenia, Thánh Anrê đến Hy Lạp, cá biệt Thánh Tôma đến tận Ấn Độ hay có thể là Trung Quốc.
Đầu tiên, Thánh Phêrô thiết lập Toà Giám Quản đầu tiên của mình tại thành Antiôkhia (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) và ở đó 7 năm. Sau đó, ngài rời Antiôkhia để đến rao giảng tại Rôma, thủ đô của đế quốc La Mã, vì nơi đây có vai trò tối quan trọng trong cả đế quốc. Thánh Phêrô thiết lập giáo đoàn Rôma và làm Giám Mục đầu tiên của cộng đoàn Kitô hữu tại đây vào khoảng năm 39. Năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrô bạo vương, Giám Mục Phêrô bị chính quyền La Mã kết án đóng đinh vào thập giá tương tự như Chúa Giêsu đã chịu trước đó hơn 30 năm. Xác Thánh nhân được chôn trên đồi Vatican, ngoại ô thành Rôma. Vị Giám Mục kế vị ngài là Thánh Linô.
Sau gần 300 năm sống hầm trú và bị La Mã bắt bớ, năm 313, Kitô Giáo được vua Constantinô I công nhận và biến thành quốc giáo của đế quốc La Mã. Lúc bấy giờ trong toàn Giáo Hội, có 5 Toà Giám Mục quan trọng nhất và đứng hàng đầu: Rôma, Antiôkhia, Giêrusalem, Byzantium (thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và Alexandria (Ai Cập ngày nay). Trong đó, nhờ nằm ở thủ đô của đế quốc, nơi hoàng đế sống, đồng thời với vị thế kế vị của vị Tông Đồ Trưởng, Toà Giám Mục Rôma là Toà có quyền lực và thế giá nhất trong Hội Thánh. Năm 324, nhà thờ Thánh Gioan Latêranô được chọn làm nhà thờ chính toà của giáo phận Rôma, nơi đặt chiếc ghế của Giám Mục Rôma, do đó trở thành nhà thờ mẹ của toàn thế giới Kitô Giáo, và là nơi cư trú thông thường của Đức Giám Mục. Cũng từ giai đoạn này, Toà Giám Mục Rôma bắt đầu được gọi là "Toà Thánh".
Năm 324, vua Constantinô I dời đô sang Byzantium, đổi tên thành phố thành Constantinople. Nhờ đó, Toà Giám Mục Byzantium, đã được đổi tên thành Toà Thượng Phụ Constantinople, bắt đầu nổi lên làm một thẩm quyền quan trọng trong thế giới Kitô Giáo, sau Rôma.
Năm 1054, vì sự kiện Thượng Phụ Constantinople không chấp nhận quyền bính của Giám Mục Rôma trên mình, cộng với các khác biệt đã có trước đó, hai Toà Rôma và Constantinople vạ tuyệt thông lẫn nhau, dẫn đến sự ly khai; Toà Constantinople tự xưng mình là Toà Thượng Phụ Tân Rôma, Thượng Phụ Đại Kết (toàn Giáo Hội); còn Đức Giám Mục Rôma thì bắt đầu được gọi là Giáo Hoàng (Papa - Cha). Giáo Hội phương Tây đứng về phía Toà Giám Mục Rôma tự gọi mình là Giáo Hội Công Giáo; các Giáo Hội phương Đông ủng hộ Toà Thượng Phụ Constantinople thì gọi mình là Chính Thống Giáo. Giáo Hội Công Giáo tiếp tục phát triển và truyền giáo khắp thế giới với sự trung thành tuyệt đối dành cho Đức Giám Mục Rôma mà bấy giờ đã được gọi là Giáo Hoàng. Trong khi đó các Giáo Hội Chính Thống Giáo thì không hiệp nhất và thỉnh thoảng có các xung đột về quyền bính.
Giáo phận Rôma trở thành điểm quy chiếu và phán quyết về các vấn đề tín lý và phong hoá cho cả Giáo Hội Công Giáo, và sự trung thành với Đức Giáo Hoàng luôn được nhấn mạnh ở bất cứ đâu Giáo Hội được truyền đến. Vì vai trò của Giám Mục Rôma ngày càng lớn, giáo triều Rôma được thành lập như một nhóm giúp việc cho ngài. Như vậy toàn thể các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, giáo dân làm việc trong các hội đồng, uỷ ban, thánh bộ, toà án của Toà Thánh đều chỉ có một mục đích là giúp việc cho Đức Giáo Hoàng; nếu Toà Giáo Hoàng trống ngôi thì toàn thể các vị này lập tức mất chức.
Năm 319, Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô được xây dựng trên mộ Thánh Phêrô tại đồi Vatican. Khoảng thế kỷ XIV, các Giáo Hoàng quyết định dọn về sống ở Điện Tông Toà bên cạnh Thánh đường Thánh Phêrô thay vì Thánh đường Latêranô như trước, hình thành nên lãnh thổ Vatican thuộc quyền Giáo Hoàng. Năm 1929, Toà Thánh và vương quốc Ý ký Hiệp ước Latêranô, thiết lập lãnh thổ đồi Vatican 44 hécta làm một quốc gia độc lập thuộc quyền cai trị tuyệt đối của Toà Giám Mục Rôma, với Giáo Hoàng làm quốc vương chuyên chế.
Điều thú vị ở đây là: Đức Giáo Hoàng sống trong nước Vatican là chủ của Toà Giám Mục Rôma, nhưng Toà Giám Mục Rôma lại nằm trên lãnh thổ nước Ý ngoài Vatican (do đó giáo phận được gọi là giáo phận Rôma chứ không phải giáo phận Vatican), thành thử nơi Vị Giám Mục Rôma sống và Toà Giám Mục Rôma là ở 2 nước khác nhau.
Như vậy, Rôma là giáo đô của Giáo Hội Công Giáo vì là nơi đặt Toà Giám Mục của vị Tông Đồ Trưởng; Toà Giám Mục của vị Tông Đồ Trưởng (gọi tắt là Toà Thánh) được đặt ở Rôma vì nó là thủ đô của đế quốc La Mã thời Thánh Phêrô. Âu cũng là ý Chúa đã định vậy.
Gioakim Nguyễn
Covid-19: WHO tuyên bố thế giới phải chuẩn bị cho đại dịch
25 tháng 2 2020
 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói thế giới cần làm nhiều việc hơn để chuẩn bị cho khả năng virus corona trở thành đại dịch.
WHO nói còn quá sớm để gọi dịch bệnh này là một đại dịch nhưng các nước nên ở trong giai đoạn "chuẩn bị".
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51624384
Năm điều cần biết về virus corona
Một đại dịch là khi một bệnh truyền nhiễm lây lan dễ dàng từ người sang người ở nhiều nơi trên thế giới.
Tiếp tục có thêm các trường hợp nhiễm virus gây bệnh hô hấp Covid-19, trong đó dịch đang bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, Ý và Iran, gây lo ngại.
Tuy nhiên, hầu hết các ca nhiễm bệnh đều ở Trung Quốc, nơi khởi phát dịch, và hiện đã có 77.000 người nhiễm bệnh và 2.600 người chết.
Hơn 1.200 trường hợp nhiễm virus đã được thông báo ở 30 nước khác với hơn 20 người thiệt mạng. Ý công bố 4 ca tử vong vào thứ Hai, nâng tổng số chết ở nước này lên 7 người.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm do lo ngại dịch virus corona sẽ gây ảnh hưởng lên nền kinh tế.
Trung Quốc nói họ sẽ hoãn cuộc họp thường niên của Quốc hội vào tháng tới, để "tiếp tục các nỗ lực" chống dịch virus corona.
Quốc hội Trung Quốc, nơi thông qua các quyết định của Đảng Cộng sản nước này, họp hàng năm kể từ 1978.

Tỷ lệ người nhiễm virus Covid-19 tử vong vào khoảng 1%-2%, dù WHO cảnh báo rằng hiện vẫn chưa rõ tỷ lệ tử vong.
Vào thứ Hai, Iraq, Afghanistan, Kuwait, Oman và Bahrain thông báo các ca nhiễm virus corona đầu tiên, tất cả đều liên quan đến những người tới từ Iran. Giới chức ở Bahrain nói bệnh nhân đầu tiên là một người lái xe bus, sau đó vài trường học đã phải đóng cửa.
Các diễn biến khác:
◾Một số trận bóng đá trong giải A và Europa League của Ý sẽ bị hoãn, bộ trưởng Thể thao Ý cho hay
◾Giá vàng tăng mức kỷ lục trong vòng 7 năm qua khi virus corona khiến các nhà đầu tư tìm kiếm nơi 'trú ẩn' an toàn
◾Nhóm nhạc pop BTS của Nam Hàn kêu gọi các fan tránh xa các chương trình truyền hình sắp tới - sẽ được ghi âm mà không có khản giả trường quay
◾Bắc Hàn cách ly 380 người nước ngoài trong nỗ lực ngăn chặn dịch virus corona bùng phát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51624384
Du lịch Hà Nội sau Tết đình trệ vì virus corona
WHO nói gì?
Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng số ca nhiễm mới trong những ngày gần đây ở Iran, Ý và Hàn Quốc gây "lo ngại sâu sắc".
Tuy nhiên ông này nói thêm: "Ngay lúc này chúng ta không thấy sự lây lan toàn cầu không kiểm soát của virus này và chúng ta cũng không thấy các ca bệnh nặng hay tử vong ở quy mô lớn.
"Virus này có khả năng trở thành đại dịch hay không? Hoàn toàn có thể. Chúng ta đã ở trong đại dịch chưa? Từ đánh giá của chúng tôi, chưa."
TT Trump được chào đón nồng nhiệt ở Ấn Độ
February 24, 2020

Photo credit: AFP Tổng thống Trump bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Ấn Độ và đã được hơn 100.000 người nhiệt liệt chào đón tại lễ khai mạc sân vận động cricket lớn nhất thế giới ở Ấn Ðộ hôm 24/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hứa hẹn “một thỏa thuận thương mại phi thường” và một hợp đồng bán “thiết bị quân sự đáng gờm nhất hành tinh” tại cuộc mít tinh lớn nhất mà ông có ở nước ngoài
Một cuộc mít tinh với các ca sĩ, vũ công và âm nhạc dồn dập, diễn ra dưới ánh mặt trời rực rỡ trong sân vận động Motera của thành phố. Đó là một sự tôn trọng đối với ông Trump, người có tên và hình ảnh xuất hiện trong hàng chục biểu ngữ và bảng quảng cáo trên khắp sân vận động.
Chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ sự hiếu khách của người dân Ấn. Chúng tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh này, ông Trump nói với những tiếng reo hò, khi vợ ông, Melania, ngồi gần đó. Từ ngày này trở đi, Ấn Độ sẽ luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của chúng ta.
Đây là cuộc gặp thứ 5 giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi trong vòng 8 tháng và được ví như “biểu tượng” về tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Theo giới phân tích, Mỹ có quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ trong những năm gần đây và ngày càng được thúc đẩy dưới thời ông Trump. Do đó, chuyến thăm của TT Trump tiếp tục là cơ hội để hai bên củng cố quan hệ đối tác chiến lược trong một loạt vấn đề song phương lẫn khu vực bao gồm thương mại-đầu tư, quốc phòng-an ninh, chống khủng bố, tự do tôn giáo, giao lưu nhân dân, thỏa thuận hòa bình được đề xuất với Taliban ở Afghanistan và tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng “Trung Quốc” có thể không được nhắc đến trong bất kỳ tuyên bố chính thức nào nhưng mối quan tâm về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh sẽ là vấn đề hàng đầu trong các cuộc thảo luận. Trong đó, đối phó thách thức từ sự trỗi dậy của cường quốc châu Á vẫn là mục tiêu chính giúp củng cố liên minh chiến lược Mỹ-Ấn.
Ngoài những vấn đề trọng tâm, cuộc gặp Trump-Modi còn được nhắc đến như nỗ lực của hai nhà lãnh đạo nhằm nâng cao hình ảnh với cử tri trong nước. Đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump, chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trước tin Ấn Độ chi nhiều triệu USD tân trang cảnh quan cùng nhiều chương trình tiếp đón dành Tổng thống Mỹ. Hình ảnh tích cực cùng khả năng đạt bất kỳ thỏa thuận thương mại, quốc phòng nào với Ấn Độ sẽ là cơ hội để chiến dịch tái tranh cử của ông Trump “làm nóng” khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” khi có nhiều cuộc thăm dò cho thấy cường quốc số 1 thế giới đang đánh mất sự tôn trọng của quốc tế. Đội ngũ cố vấn tổng thống đồng thời hy vọng nỗ lực tiếp cận New Delhi có thể thu hút thêm nhiều cử tri trong số khoảng 4,5 triệu người gốc Ấn đang sinh sống ở Mỹ. Là lực lượng chính trị đang phát triển, nhưng khảo sát cho biết chỉ 16% cử tri Mỹ gốc Ấn bỏ phiếu cho ông Trump hồi năm 2016.
Về phía Ấn Độ, duy trì quan hệ thân mật và chia sẻ nhiều quan điểm với Tổng thống Mỹ là tiền đề giúp Thủ tướng Modi tăng thêm vị thế trong mắt cử tri khó tính. Đồng thời, sự ủng hộ của ông Trump sẽ được coi như sự công nhận “ngầm” của Washington đối với các sách lược hiện tại của chính quyền Modi vốn bị giới phê bình chỉ trích đẩy Ấn Độ rời xa nền dân chủ thế tục, hướng tới chủ nghĩa dân tộc Hindu.
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia lớn trên thế giới có tỷ lệ ủng hộ cá nhân dành cho ông Trump trên 50%. Quốc gia này đã xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ trong những năm gần đây khi mối quan hệ của Washington trở nên căng thẳng với Pakistan – kẻ thù của Ấn Độ.
“Trong lúc chúng ta tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, Hoa Kỳ mong muốn cung cấp cho Ấn Độ một số thiết bị quân sự tốt nhất và đáng gờm nhất trên hành tinh”, Tổng thống Trump nói thêm.
Ông Trump cho biết hai nước sẽ ký các thỏa thuận mua bán trực thăng quân sự trị giá 3 tỷ USD và Mỹ sẽ trở thành đối tác quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, vốn lâu nay vẫn dựa vào thiết bị của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Trước đó, Reuters đưa tin rằng Ấn Độ đã thông qua việc mua 24 trực thăng của công ty Lockheed Martin của Mỹ trị giá 2,6 tỷ USD.
Tuy khác nhau về bối cảnh xuất thân, Tổng thống Trump lớn lên trong gia đình tài phiệt còn Thủ tướng Modi xuất thân là một người bán trà, nhưng giới phân tích cho rằng cả hai chia sẻ tầm nhìn chung được phe cánh hữu trong nước ủng hộ. Nổi bật là chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ thương mại khi Tổng thống Trump theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết” còn Thủ tướng Modi là chương trình “Sản xuất ở Ấn Độ”. Đây cũng là nền tảng gắn kết hai nhà lãnh đạo, từ đó thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
TH
Đại dịch Covid-19 và "phép lạ" Ba Đình

CTV Danlambao -
Vào ngày thứ 3, 26.01.2020, theo công bố chính thức - tổng cộng có 79757 người bị nhiễm Covid-19, 25272 hồi phục. Ngoài con số bị nhiễm từ Tàu là 77345, có 11 quốc gia có số người bị nhiễm cao hơn VN: Nam Hàn 833, Ý 229, Nhật 146, Singapore 90, Hồng Kông 81, Iran 61, Hoa Kỳ 53, Thái Lan 35, Đài Loan 30, Úc 22, Mã Lai 22. Việt Nam là ổ lao động, du lịch Tàu, cửa khẩu mở rộng nhưng chỉ có 16 người được công bố nhiễm coronavirus và 15 người được thông báo là hồi phục. Ba Đình đang dùng côn an và tuyên giáo để vẽ lên "phép lạ" tại Việt Nam.
Tại Hàn quốc, chỉ trong một ngày đã có thêm 231 ca nhiễm nâng tổng số người bị nhiễm Covid-19 lên 833. Và đã có 8 người chết vì vi khuẩn này. Tại Ý, tổng số người nhiễm và chết tăng vọt: 229 nhiễm và 7 chết. Đây là 2 quốc gia phát triển, có nền y tế cao hơn Việt Nam, chỉ thua Việt Nam về mặt tuyên truyền và hoạt động của côn an.
Tại Iran, chỉ với 61 ca nhiễm đã có 12 người chết. Đó là tỉ lệ tử vong cao nhất trong các quốc gia có người bị nhiễm Covid-19.
Cả thế giới đang lo lắng và bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Tàu. Thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia giảm trầm trọng trong 3 ngày liền và có chiều hướng đi vào khủng hoảng.
Tại Hoa Kỳ, cơ quan FBI mua khẩu trang và nước sát khuẩn chuẩn bị đối phó đại dịch và Tòa Bạch Ốc dự kiến sẽ yêu cầu Quốc hội tài trợ khẩn cấp quỹ phòng chống dịch COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng Covid-19 có tiềm năng trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Và Cộng đồng chung Âu châu chuẩn bị kế hoạch để đối phó với đại dịch sau khi Covid-19 bùng phát tại Ý. Hiện nay đã có 34 quốc gia có người bị nhiễm coronavirus.
Trong khi đó, tại Việt Nam "phép lạ" Ba Đình xảy ra. Với khẩu hiệu tuyên truyền "chống dịch như chống giặc"... Tàu - dịch Tàu đã được Ba Đình "vô hiệu hoá" như đã vô hiệu hoá hiểm hoạ của một loại dịch Tàu khác với giàn khoan HD-981 ở Vịnh Bắc bộ, Hải Dương Địa chất 8 tại Bãi Tư chính... Bất cứ cái gì lạ - phép lạ, tàu lạ, nước lạ của Ba Đình đều là tai hoạ cho dân tộc VN.
Để tóm lại cho "phép lạ" Ba Đình hãy đưa ra tuyên bố của một quan chức y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nổ rằng "Đây là loại virus mới nên chưa có vaccine cũng như thuốc đặc hiệu. Dù vậy, đến lúc này, Việt Nam tự tin có thể điều trị được dịch bệnh do virus corona gây ra."
Trong khi Tàu là nơi phát xuất dịch SARS và bây giờ là Covid-19 đang khủng hoảng vì chưa tìm được cách ngăn chận dịch thì cũng theo Nguyễn Thanh Long:
"Chúng ta có kinh nghiệm quý từ phòng, chống được hội chứng hô hấp cấp SARS 2003. Lúc ấy, cả thế giới chưa biết lối ra thế nào. Nhưng khi ta tự tin công bố điều trị được SARS, rồi công bố hết dịch SARS thì cả thế giới thở phào".
Để xem thế giới thở phào với CSVN về đại dịch Covid-19 như thế nào!?
Với những trò giấu diếm sự kiện, ngăn chận mọi thông tin nhiễm bệnh bằng hệ thống côn an và tuyên giáo, cộng với những tuyên bố lếu láo của quan chức, gần 100 triệu người dân Việt Nam đang đặt sinh mạng của mình trong tay một hệ thống cai trị dối trá và bất nhân.
25.02.2020 CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com
Friday, February 21, 2020
Trump đuổi thẳng dân Trung cộng khỏi nước Mỹ

Theo NBC News, Mỹ đã ngấm ngầm trừng phạt đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt lên Trung cộng từ nhiều tháng nay, nhưng động thái mới nhất chính là cấm tất cả visa từ nhập cảnh đến xin định cư của người dân Trung cộng.
Từ tháng 9 đến nay, Trung cộng dường như gặp hạn khi liên tiếp chịu những đòn hiểm từ phía Mỹ, khiến tình hình kinh tế chính trị của nước này ngày càng tồi tệ hơn.
Bắt đầu từ cuối tháng 8, Trump đã ra lệnh cho các doanh nghiệp lớn rút khỏi Trung cộng trước khi Mỹ áp thuế trừng phạt lên Trung cộng, khiến cơ số công ty của Mỹ và các công ty nước ngoài ồ ạt rú.t khỏi Trung cộng.

Theo ước tính, có tới 40% doanh nghiệp cho hãy sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xu.ất khỏi Trung cộng. Ngoài ra, hơn 50 tập đoàn quốc tế cũng đã lên kế hoạch rút khỏi Đại lục. Sự việc khiến hàng loạt nhà máy nước này rơi vào cảnh t.ê li.ệ.t, hàng triệu công dân nước này rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Thất thoát về kinh tế chưa nguôi, Trump quyết định áp thuế quan bổ sung 15% đối với 112 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu. Tiếp theo sẽ tăng thuế lên tất cả hàng hóa Trung cộng, bao gồm tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung cộng từ 25% lên 30%.
Mặc dù kế hoạch tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa của Trung cộng đã được Donald Trump tạm hoãn như “một cử chỉ thiện chí” sau yêu cầu của Phó Thủ tướng Trung cộng Liu He, nhưng những lần tăng trước đó cũng được xem là lệnh trừng phạt mà Mỹ dành cho Trung cộng.

Các công ty Mỹ đang lần lượt rời khỏi Trung cộng.
Đặc biệt hơn, chỉ vỏn vẹn hai ngày 8-9/10 Mỹ đã đưa ra những quyết định nhắm trực tiếp vào Trung cộng như một lệnh trừng phạt cho hành động ngược đãi người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.
Ngày 8/10, Mỹ thông báo từ chối cấp visa cho các quan chức Trung cộng. Đồng thời Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra thông báo Bộ Thương mại Mỹ quyết định liệt kê 20 văn phòng công an cùng 8 công ty Trung cộng vào danh sách đen.
Sáng nay, hầu hết người Trung cộng xin visa định cư vào Mỹ đều bị từ chối hàng loạt, trong đó chủ yếu là lí do thiếu bảo hiểm y tế do Tổng thống Donald Trump ban hành hôm 4/10.

Trước đó, Chính quyền Trump cũng dự kiến rút ngắn thị thực đối với một số công dân Trung cộng, đặc biệt là các du học sinh đang theo học chuyên ngành công nghệ tại Mỹ. Đây rõ ràng là đòn trừng phạt đắt giá mà Trump nhắm vào Trung cộng.
Vòng đàm phán thương mai cấp cao Mỹ-Trung sẽ nối lại tại Washington vào ngày 11/10, được kỳ vọng sẽ giúp giảm căng thẳng đang leo thang giữa hai nước.
Với tình hình hiện tại, câu nói “Trung cộng đang trải qua năm tháng tồi tệ nhất” có vẻ vô cùng hợp lý. Hơn nữa, có lẽ Trung cộng sẽ phải nhún nhường trong cuộc đàm phán sắp tới nếu không muốn nền kinh tế nước nhà lâm vào tình thế khủng hoảng, tuột dốc không phanh.
NBC News _ An Phương
Thẩm phán Aranovsky nói Nga không nên kế thừa các tội ác của Liên Xô
23 tháng 2 2020
Giới chức Nga nói thẩm phán Tòa Hiến pháp Liên bang Nga, Konstantin Aranovsky có quyền nêu ý kiến riêng về Liên Xô nhưng đó không phải là một giải thích pháp lý chính thống
Một thẩm phán Tòa Hiến pháp Liên bang Nga nói nước này cần từ bỏ vai trò quốc gia kế tục Liên Xô và không nhận về 'sự chuyển giao' các tội ác thời cộng sản.
Ông Konstantin Aranovsky nói các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô gây ra với quốc gia Nga "không nên chuyển tiếp" cho Nga ngày nay, theo các báo Nga hôm 17/02/2020.
Liên bang Nga sau 1991 trở thành quốc gia kế thừa Liên Xô, chủ thể của quan hệ quốc tế nhưng là nhà nước đa dân tộc, có nhiều cộng hòa thành viên.
Sau khi Liên Xô tan rã, chỉ có Nga nhận là quốc gia kế thừa, gồm cả vị trí của Liên Xô ở Liên Hiệp Quốc.
Tuy thế, về lãnh thổ và dân cư, nước Nga hiện nay không nắm toàn bộ những gì Liên Xô để lại.
Các quốc gia đông dân chỉ sau Nga trong Liên bang Xô Viết cũ, như Ukraine, Belarus, Kazakhstan, đã độc lập và không kế thừa Liên Xô về mặt pháp lý.
 Ông Vladimir Putin thăm Bức tường Đau đớn khánh thành năm 2017 ở Moscow. Tác phẩm của nghệ sĩ Georgy Frangulyan dành cho hàng triệu nạn nhân bị tống vào 'quần đảo ngục tù' thời Stalin ở Liên Xô
Tại Nga cũng có lập luận rằng các lãnh tụ Liên Xô một thời, như Stalin, Khrushchev không phải người Nga.
Liên Xô và Nga
Có vẻ ông Aranovsky muốn phân biệt "chế độ Liên Xô" theo ý thức hệ cộng sản, với một thực thể chính trị - lãnh thổ khác là 'quốc gia Nga".
Phát biểu nhân việc Liên bang Nga nay công nhận trẻ em bị hành hạ, cưỡng bức thời Stalin ở Liên Xô nay được nhận bồi thường, ông Aranovsky cho rằng đó là vấn đề pháp lý không logic.
Trang RT đưa tin ông Aranovsky lên án các "hành động khủng bố, trấn áp" thời Liên Xô và cho rằng Nga cần hưởng quy chế "quốc gia không dính vào các tội ác của chế độ toàn trị".
Trang Moscow Times cho rằng hàng triệu người Nga đã là nạn nhân của chế độ tù đày khủng khiếp thời Liên Xô.
Theo ông Aranovsky, nước Nga ngày nay "hình thành" không theo ý nguyện của Liên Xô cũ.
Ông lập luận rằng luật mà Nga đưa ra ngày nay nhằm phục hồi danh dự, nhân phẩm có các nạn nhân bị trừng phạt thời Liên Xô có thể bị coi là "thủ phạm tặng thưởng cho nạn nhân".
"Nga không còn kế thừa hệ thống pháp luật Liên Xô, nhưng lại là quốc gia kế thừa một hệ thống ra đời bất hợp pháp là Liên Xô, và nay phải chịu hậu quả của các hoạt động hệ thống đó gây ra, gồm cả đàn áp chính trị," ông Aranovsky biết.
Phản ứng cho tới nay của Tòa Hiến pháp Nga là coi ý kiến của ông Aranovsky chỉ là ý kiến riêng, theo TASS.
Họ nói ông chỉ là một trong 19 thẩm phán của Tòa Hiến pháp Nga và có quyền nêu ý kiến riêng, nhưng đó không phải là diễn giải pháp luật chính thức.
Điện Kremlin phản hồi lại tin này bằng lời khẳng định Liên bang Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô cả về pháp luật và trên thực tế.
Quan điểm chính thống ở Nga hiện nay là tôn trọng hương hồn hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản Liên Xô.
Nhưng giới chức mặt khác cũng nói Stalin "có công" chống phát-xít trong cuộc chiến Vệ quốc.

Tượng của nhà độc tài Stalin ở Quảng trường Đỏ tại Moscow vẫn có người thăm viếng
Nguon BBC News
Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách 5 quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng

Mẹ Nấm (Danlambao) -
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ vừa nâng mức cảnh báo du lịch cấp 2 đối với Hàn Quốc vì lo ngại tình hình dịch bệnh phát triển phức tạp. Đáng chú ý là trong cảnh báo mới đưa ra, Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách 5 quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng gồm: Iran, Singapore, Đài Loan, Thái Lan.
Các bản tin viết về buổi làm việc giữa Văn phòng châu Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Y tế Mỹ và Đại sứ quán Việt Nam trong ngày 19/2 đều tập trung đưa tin “Mỹ đánh giá cao năng lực kiểm soát Covid-19 của Việt Nam”

Thậm chí báo VNExpress còn rất lạc quan khi đăng tải: “Bộ Y tế Mỹ nhận định Việt Nam đã có các biện pháp toàn diện, quyết liệt và triệt để đối phó với Covid-19”.
Trong khi đó trên trang thông tin chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ngày 21/2 thông báo ở mục cảnh báo du lịch: "Các điểm đến khác với sự lây nhiễm trong cộng đồng rõ ràng: Iran, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Theo định nghĩa của CDC, lây lan trong cộng đồng có nghĩa là người đã bị nhiễm vi-rút, bao gồm một số ca không chắc chắn về cách thức hoặc nơi họ bị nhiễm bệnh. Tại thời điểm này, mức độ lây lan của virus ở các quốc gia này không được duy trì hoặc lan rộng đủ để đáp ứng các tiêu chí cho việc đưa ra cảnh báo du lịch. Nếu thông tin thay đổi, CDC sẽ cập nhật."

CDC Hoa Kỳ có 4 mức cảnh báo du lịch tù cấp 1 đến cấp 4, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Hiện Trung Quốc đang nằm trong mức cảnh báo thứ 3, hạn chế du lịch nếu không cần thiết. Nhật Bản và Hàn Quốc nằm ở cấp độ 2, khuyến cáo .người già và người mắc bệnh mãn tính tránh du lịch. Hong Kong nằm ở cấp độ 1 - Chú ý, rửa tay thường xuyên, tìm đến tư vấn y tế nếu có các dấu hiệu ho, sốt, khó thở.
Như vậy có thể hiểu, CDC đã gặp đại sứ quán Việt Nam để yêu cầu thông tin hoặc kiểm tra xem mức độ tin cậy của thông tin đã công bố, hay nói cách khác phải chăng Hoa Kỳ muốn kiểm tra độ trung thực của Việt Nam rồi mới quyết định có đưa vô danh sách theo dõi của CDC và Bộ Ngoại giao hay không?
Việc xếp chung Việt Nam và Iran trong nhóm có thể thấy với Hoa Kỳ nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh vẫn rất đáng quan tâm.
Và truyền thông Việt Nam đã đưa thông tin về buổi làm việc theo kiểu “tích cực” để định hướng?
Hay nói một cách khác, để đảm bảo cho việc nỗ lực xóa dịch nhằm đưa công dân Trung Quốc trở lại Việt Nam, lãnh đạo Ba Đình đã chọn cách dung truyền thông để tung hỏa mù?
Thông tin CDC “dự kiến cử đoàn công tác sang Việt Nam trong tháng 3/2020 để trao đổi hợp tác, cũng như chuẩn bị thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Việt Nam” cũng cần đặt câu hỏi. Bởi hiện tại, CDC đã có văn phòng ở Việt Nam từ 1998, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đều đã có sự hiện diện của cơ quan này. Văn phòng khu vực mà CDC dự định lập theo thông tin Việt Nam đưa ra nếu có sẽ phụ trách khu vực nào, quốc gia nào?
Trước tình hình dịch bệnh hiện tại, theo báo của MRC (Vương quốc Anh), số ca bênh “ẩn” bên ngoài biên giới Trung Quốc phải cao hơn rất nhiều. Việt Nam hiện là quốc gia nằm sát cạnh tâm dịch thì số liệu về các ca ẩn chính là vấn đề đáng lo ngại. Số liệu thực sự về các ca nhiễm, nghi nhiễm ở Việt Nam hiện đang được quản lý rất "cẩn thận" chính vì thế mọi phương án truyền thông, đưa tin đều phải thống nhất theo sự chỉ đạo nhịp nhàng để nhằm "đem lại niềm tin cho nhân dân".
Thực tế có thể quan sát bằng mắt thường rất dễ hiểu là mặc dù tuyên bố Việt Nam kiểm dịch tốt, ngăn chặn dịch hiệu quả, nhưng không một cơ quan nào dám đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học hay trở lại trường. Từ Bộ Y tế, quả bóng trách nhiệm được đẩy qua Bộ Giáo dục, rồi cuối cùng không bộ nào quyết thì Thủ tướng sẽ quyết.
Phải chăng, chính các bộ cũng không an tâm với "sự an toàn" mà cả hệ thống đang ra sức tuyên truyền?
23.02.2020 Mẹ Nấm danlambaovn.blogspot.com
Edited by user Tuesday, February 25, 2020 4:25:11 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|