Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,308
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
ĐTC: Thẩm quyền không phải là mệnh lệnh, mà là sống hội nhất và làm chứng tá

1/15/2020 4:54:38 PM
http://conggiao.info/dtc...-va-lam-chung-ta-d-52879
Nguy hại biết bao khi các Kitô hữu “không sống nhất quán”, và các mục tử “bại liệt”, những người không làm chứng, và vì thế rời xa lối sống của Chúa Giêsu – Đấng làm mọi sự từ “thẩm quyền” đích thực của mình. Trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta hôm nay, Đức Thánh Cha tập trung vào những từ khóa ấy, khi ngài đề cập đến dân Chúa, dân “hiền lành” và “khôn ngoan”, phải chịu đựng nhưng cũng biết phân biệt được sự giả hình.
"Chúa Giêsu đã dạy như một đấng có thẩm quyền." Tin Mừng thánh Marcô hôm nay (Mc 1, 21b-28) thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu giảng dạy trong đền thờ và phản ứng của dân chúng trước cách hành xử đầy “thẩm quyền” của ngài, hoàn toàn khác so với các kinh sư. Khởi đi từ sự so sánh ấy, Đức Thánh Cha giải thích sự khác biệt giữa việc “có thẩm quyền”, “cái uy nội tại” như Chúa Giêsu, so với việc “thực hành quyền bính mà không có thẩm quyền, như trường hợp của các kinh sư” – vốn là chuyên gia trong việc dạy luật và cũng được dân chúng lắng nghe, nhưng họ không tin.
Phong cách của Chúa Giêsu là tử tế
Thẩm quyền mà Chúa Giêsu có là gì? Đó là phong cách tử tế và thanh lịch trong cách Người đi lại, dạy dỗ, chữa lành và lắng nghe. Phong cách thanh lịch này là thứ xuất phát từ bên trong và rồi tỏ hiện ra bên ngoài. Điều đó cho thấy điều gì? Sự nhất quán. Chúa Giêsu có thẩm quyền bởi vì Người hội nhất giữa điều Người dạy và điều Người làm, nghĩa là, cách Người sống. Sự hội nhất ấy là điều cho thấy biểu hiện của một người có thẩm quyền: ông ấy có thẩm quyền, bà ấy có thẩm quyền, bởi vì họ hội nhất, nghĩa là họ sống chứng tá. Thẩm quyền thể hiện nơi sự hội nhất và việc làm chứng tá.
Các kinh sư nói mà không làm là những người bị tâm thần phân liệt
Trái lại, các kinh sư là những người không nhất quán. Và Chúa Giêsu, một mặt, cảnh báo dân chúng “hãy làm theo những gì họ nói, chứ đừng làm theo những gì họ làm", mặt khác, “Người không bỏ lỡ những cơ hội để khiển trách họ, vì với thái độ ấy, họ rơi vào trạng thái tâm thần phân liệt mục vụ: họ nói một đằng mà lại làm một nẻo". Và trong vài đoạn Tin Mừng, chúng ta thấy điều ấy xảy ra. Chúa Giêsu phản ứng bằng cách dồn họ vào chân tường, đôi khi bằng cách không cho họ bất kỳ câu trả lời nào, và có lúc, ngài chỉnh lại họ.
Và từ mà Chúa Giêsu sử dụng để chỉnh đốn sự không nhất quán, sự bại liệt ấy chính là từ “giả hình”. Đó là một chuỗi của những lần chỉnh đốn! Chúng ta thử đọc Mt 23, nhiều lần Người nói những kẻ đạo đức giả thế này, những kẻ đạo đức giả thế kia… Chúa Giêsu nói họ là những kẻ đạo đức giả. Đạo đức giả là cách hành động của những ai có trách nhiệm với dân chúng - trong trường hợp này là trách nhiệm mục vụ - nhưng họ không sống hội nhất, họ không phải là những người thanh lịch, họ không có thẩm quyền. Còn dân Chúa là những người hiền lành và phải chịu đựng, chịu đựng rất nhiều những mục tử giả hình, những mục tử bại liệt nói mà không làm, không thống nhất.
Sự không nhất quán Kitô giáo là một vụ bê bối
Nhưng dân Chúa những người phải chịu đựng rất nhiều, có thể phân biệt sức mạnh của ân sủng. Trong Bài đọc Phụng vụ thứ nhất hôm nay, trưởng lão Eli, "đã mất hết thẩm quyền, chỉ còn đặc ân xức dầu và với ân sủng đó, ông đã chúc lành và làm phép lạ cho bà Anna, người phụ nữ hiếm muộn, đang đau khổ khóc lóc xin cho mình được làm mẹ. Và Đức Thánh Cha nhận xét về dân Chúa, về Kitô hữu và các mục tử:
Dân Chúa phân biệt rất rõ giữa thẩm quyền của một người và ân sủng xức dầu. "Nhưng con đến với người ấy để xưng tội đúng không?" - "Nhưng đối với con, đó là Chúa mà. Đúng thế. Đó là Chúa Giêsu." Và đây chính là sự khôn ngoan của dân chúng, những người phải chịu đựng nhiều lần, nhiều mực tử không nhất quán, nhiều mục tử như các kinh sư, và cả Kitô hữu nữa. Họ đi tất cả các lễ Chúa Nhật, rồi lại sống như kẻ ngoại đạo. Và người ta nói: “Đây là một vụ bê bối, một vụ không nhất quán”. Không biết bao nhiêu điều tai hại khi các Kitô hữu không nhất quán vì họ không làm chứng, khi các mục tử không nhất quán và bại liệt vì không làm chứng!
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng với lời cầu xin: xin cho những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội đều có “thứ thẩm quyền”, “không phải là ra lệnh hay bắt người khác nghe mình, nhưng là hội nhất, là làm chứng tá, và nhờ đó mà trở thành những bạn đồng hành trên con đường của Chúa Giêsu”.
Trần Đỉnh, SJ (VaticanNews Tiếng Việt 14.01.2020)
Phạm thánh nghiêm trọng ngay khi linh mục truyền phép trong thánh lễ Chúa Nhật tại New York
Đặng Tự Do 15/Jan/2020
Giáo phận Brooklyn lên án một hành động phá hoại thánh lễ Chúa Nhật vừa qua, và công bố cho các cơ quan truyền thông Công Giáo một đoạn video cho thấy một người đàn ông mạo phạm bàn thờ ngay trong Thánh lễ như thế nào. Đó là đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Theo một tuyên bố của giáo phận Brooklyn được đưa ra hôm thứ Ba 14 tháng Giêng, vụ tấn công đã xảy ra trong Thánh lễ 9:30 sáng Chúa Nhật tại giáo xứ Thánh Anthony thành Padua trong khu phố Greenpoint của Brooklyn.
http://vietcatholic.net/News/Html/254204.htm
Đoạn video thu được từ camera gắn ở cung thánh cho thấy một người đàn ông thản nhiên đến gần bàn thờ trong khi Cha Jossy Vattothu đang thánh hiến bánh và rượu. Người đàn ông này, mang theo một bình nước trái cây, đã đổ các thứ trên bàn thờ và hắt nước về phía Cha Vattothu.
Giáo phận gọi sự kiện này là một sự mạo phạm nghiêm trọng và một hành động ghê tởm của sự bất khoan dung tôn giáo.
Người đàn ông sau đó quay lại và đi xuống lối đi chính trong nhà thờ nhưng bị những người tham dự thánh lễ bao vây và bắt giữ. Sở cảnh sát New York đã đến nơi và bắt giữ đương sự. Ngay sau đó, đương sự được cảnh sát đưa đến bệnh viện Woodhull để đánh giá tâm thần. Cho đến khi chúng tôi thu hình, vẫn chưa có kết quả y tế là người này có bị rối loạn tâm thần hay không.
Cha Vattothu, một thành viên của dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Núi Camêlô, được nhà dòng phân công dâng lễ cho giáo phận, nói rằng trong mười năm trong sứ vụ linh mục của mình, ngài chưa bao giờ phải chứng kiến một sự việc như vậy, và ban đầu nghĩ rằng người đàn ông muốn nói với ngài điều gì đó khi hắn ta tiến đến gần bàn thờ. Do đó, ngài đứng chết trân tại chỗ, không có phản ứng.
May mà kẻ tấn công không có ý làm hại ngài. Nếu không, ở cự ly quá gần như thế, y có thể đe dọa đến tính mạng của ngài.
Cha Vattothu nói thêm: “Một điều kỳ diệu là bánh và rượu không bị hư hại, và tôi đã có thể tiếp tục Thánh lễ, thánh hiến bánh và rượu nên nhiệm thể và máu Chúa Giêsu Kitô. Tôi cầu nguyện cho người này và không biết những gì đang diễn ra trong tâm trí anh ta.”
Đáp lại vụ mạo phạm này, Đức Ông chưởng ấn của giáo phận kêu gọi anh chị em giáo dân chú ý đến sự gia tăng các cuộc tấn công và mạo phạm các nhà thờ và thánh lễ.
“Thực là rất nghiêm trọng khi có người dám làm điều đó giữa phần thiêng liêng nhất của Thánh lễ Công Giáo, là thánh hiến bánh và rượu”, Đức ông Anthony Hernandez, chưởng ấn của giáo phận Brooklyn nói.
Ngài nhận xét một cách âu lo rằng:
“Tôi nghĩ ngay bây giờ, mọi người đang lo sợ về an ninh trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các hành vi bài Do Thái và bài Công Giáo. Mọi người sợ đến nhà thờ để thờ phượng.”
Trong kỳ nghỉ lễ cuối năm 2019 vừa qua, đã có một loạt các cuộc tấn công vào các nhà thờ Kitô Giáo và hội đường Do Thái Giáo.
Cuối tháng 12, năm người đã bị đâm trong một bữa tiệc Hannukah tại nhà của một giáo sĩ Do Thái ở Monsey, New York. Tại West Freeway Church of Christ ở Fort Worth, Texas, hôm ngày 29 tháng 12, một tay súng đã giết chết hai giáo dân.
Đầu tháng này, hai tay súng đã giết chết bốn người trong một cuộc tấn công vào một tiệm Kosher tại Jersey City. Theo các quan chức, những kẻ tấn công đã có một quả bom hình ống gắn trong chiếc xe tải của chúng đậu bên ngoài khu chợ, và đã lên kế hoạch cho cuộc tấn công trong nhiều tháng.
Sau khi xảy ra vụ tấn công, Cha Vattothu kêu gọi người Công Giáo khi đến nhà thờ nên ngồi gần bàn thờ trong các Thánh lễ, để chúng ta, trong tư cách là một cộng đoàn đức tin, có thể gần gũi nhau hơn và làm cho các linh mục cảm thấy thoải mái hơn.
Dù liệt toàn thân, cha Manuel João vẫn lạc quan và yêu quý sự sống
1/13/2020 9:17:45 AM
Cuộc sống thật đẹp, nhưng ngắn ngủi để biến tất cả những giấc mơ của chúng ta thành hiện thực. Tôi hoàn toàn bất động, nhưng tôi cảm thấy sự tràn đầy trong tâm trí và trái tim, tôi mơ về một nhận thức mà trước đây tôi không biết. Chiếc xe lăn này đã trở thành bục giảng tốt nhất đối với tôi. Đó là những lời của cha Manuel João, bị liệt toàn thân do chứng bệnh xơ cứng teo cơ.
 Nhà truyền giáo trẻ nhiệt thành
Năm 2012 đánh dấu một bước ngoặt trong ơn gọi và sứ vụ của cha Manuel João, nhà truyền giáo dòng Comboniani. Cha Manuel sinh tại Penajoia, trên bờ sông Douro, phía bắc Bồ Đào Nha. Sau khi lãnh nhận thánh chức linh mục vào ngày 15/08/1978, cha Manuel sống những năm đầu đời linh mục trong cộng đoàn dòng Comboni ở Coimbra, phụ trách việc linh hoạt truyền giáo và ơn gọi cho các bạn trẻ. Năm 1985 cha được sai đến Togo, một nước ở miền Tây Phi châu; cha hoạt động truyền giáo tại đó đến năm 1993 và được gọi về Roma để cộng tác vào việc đào tạo những ứng viên trẻ của dòng Comboni. Năm 2002 cha trở lại Togo và được bầu làm giám tỉnh tỉnh dòng Comboni ở Togo, Ghana và Benin.
Điều bất ngờ đã xảy đến
Vào cuối năm 2010 một điều bất ngờ đã xảy đến với cha như cha Manuel đã nói với các bạn của cha: “Ngày 28 tháng 12 tới đây tôi sẽ rời Togo và trở về châu Âu mà không biết điều gì đang chờ đợi tôi. Tôi được chẩn đoán đang mắc phải chứng bệnh xơ cứng teo cơ bên. Căn bệnh đang phát triển và sẽ đưa tôi đi cùng với nó và mời gọi tôi có một cái nhìn khác về cuộc sống. Khi thăm lại các nơi chốn và những con người, tâm trí tôi trở về quá khứ, nhớ lại lần đầu tiên khi tôi đến nơi truyền giáo, một nhà truyền giáo trẻ tràn đầy ước mơ và nhiệt huyết. 25 năm đã trôi qua! Khi đó, mọi sự đều mới mẻ đối với tôi và tôi đã lao vào cuộc thám hiểm này, với cả tâm hồn và thể xác. Những khó khăn thưở ban đầu, sự thích nghi với khí hậu, nỗ lực học ngôn ngữ và tập quán, sự dấn thân và thách thức của một nền văn hóa mới… không làm suy giảm lòng nhiệt thành của tôi. Hôm nay, nhiều điều đã đổi thay; châu Phi đã thay đổi và người dân, gương mặt của Giáo hội và các nhà truyền giáo … và cả tôi cũng đã thay đổi, như là một điều tự nhiên!”
Trở về quê nhà luôn là thời khắc đau buồn đối với một nhà truyền giáo
Căn bệnh đã đưa cha Manuel mãi mãi rời xa châu Phi. Đối với cha, sự xa cách này giống như một bước đi của chứng tá: “Thật là hài lòng vô cùng khi nhìn thấy những nhà truyền giáo trẻ khác đón nhận ngọn đuốc của lý tưởng truyền giáo, điều đã làm cho cuộc sống của chúng tôi sống động, thấy họ giờ đây sẵn sàng tiếp tục sứ vụ chung. Nhưng trở về quê nhà luôn là một thời khắc đau buồn đối với một nhà truyền giáo, người xem cứ điểm truyền giáo là quê hương của mình.”
Tôi gặp lại mình như một đứa bé tập đi
Tuy thế, cha Manuel xem việc buộc phải trở về châu Âu như một cơ hội mới và một khởi đầu mới. Cha giải thích với các bạn: “Tôi trở về cách an bình, tin tưởng rằng Chúa sẽ tiếp tục trung thành với lời Người đã hứa với tôi: Ta sẽ luôn ở với con, để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của con! Do đó, tôi trở về, tin tưởng rằng điều tốt hơn vẫn đang đến! Như rượu mà Chúa Giêsu đã làm trong phép lạ tại tiệc cưới Cana! Tôi chấm dứt sứ vụ của tôi ở châu Phi bằng cách ngợi khên Chúa và đón nhận lời mời gọi tiếp tục bước đi của Người. Với bước đi không chắc chắn của mình, do bệnh tật, tôi thấy lại mình như một đứa bé tập đi. Người sẽ đưa tôi đến đâu trên con đường này tôi không biết… Nhưng tôi cảm thấy rằng Người mời gọi tôi tin tưởng, buông mình trong vòng tay của Người.”
Bỏ lại sự an toàn của tôi và lên đường cho sứ vụ
Cuộc hành trình được quyết định bởi căn bệnh đang phát triển và hạn chế các cử động, bắt đầu từ đôi chân. Cha Manuel được bổ nhiệm về Roma để tham dự vào nhóm điều phối chương trình thường huấn của dòng Comboni. Cha chống lại bệnh tật trước hết bằng cách di chuyển bằng nạng và sau đó bằng xe lăn, vượt qua các tiên lượng của các bác sĩ. Nhưng vào năm 2016, cha phải rời Roma để chuyển đến một cộng đoàn ở tỉnh Verona của Ý, nơi mà như cha nói: “Tôi có thể được chăm sóc tốt hơn vì bạn đồng hành không rời của tôi, chứng bệnh xơ cứng teo cơ bên, không rời bỏ tôi.” Cha đi đến Verona “để đáp lại một lời mời gọi khác của Thiên Chúa: bỏ lại sự an toàn của tôi và lên đường cho sứ vụ, thêm một lần nữa. Đó là sứ vụ áp chót, bởi vì sứ vụ cuối cùng sẽ được trao cho chúng ta ở trên Thiên đàng. Tôi sẵn sàng sống sứ vụ với sự dấn thân và quảng đại của những người thợ vào giờ cuối cùng trong dụ ngôn của Tin Mừng.” Và cha bảo đảm với các bạn: “Tôi không lên đường một mình, tôi mang anh em trong tim của mình. Tôi cám ơn tình bạn và lời cầu nguyện của anh em đã giúp cho tôi có được phép lạ của sự bình an và niềm vui đồng hành với tôi trong bệnh tật.”
Tôi ca ngợi Chúa mỗi ngày vì món quà sự sống
Năm 2018, một bước ngoặt xảy đến trên hành trình bệnh tật của cha Manuel. Cha gặp vấn đề về hô hấp và phải nằm bệnh viện 4 tuần. Hiện nay cha phải dùng máy trợ giúp và gặp khó khăn là khó diễn tả cho người khác hiểu cha. Tuy thế, cha nói: “Dù sao, tôi vẫn có tâm trạng tốt và mặc dù có những khó khăn và những sự kiện bất ngờ của căn bệnh này, tôi vẫn ổn. Tôi cảm thấy bình yên, một món quà mà Chúa ban cho tôi nhờ các bạn. Đúng là tôi thấy mình ngày càng bị giới hạn trong cơ thể, bây giờ thực tế là tôi đã bị liệt, nhưng tôi không thiếu nụ cười và sự sẵn sàng, và tôi ca ngợi Chúa mỗi ngày vì món quà sự sống. Không thể sử dụng ngón tay của mình để viết, hoặc giọng nói của tôi để ra lệnh, tôi đã phải học cách sử dụng con trỏ bằng mắt; tôi đang viết cho các bạn ... bằng đôi mắt! Đó là điều tuyệt vời của công nghệ
Hồng Thủy (VaticanNews Tiếng Việt 12.01.2020)
Nhà thờ Đức Bà Paris có khả năng 50% không cứu được
12/30/2019 12:47:20 PM
Cha quản đốc Nhà thờ Đức Bà nói rằng công trình này vẫn hết sức mỏng manh, tới mức có "50% khả năng" không cứu được nó.
Theo AP, nguyên nhân mà cha quản đốc nhắc tới là vì phần giàn giáo được lắp đặt trong quá trình tu sửa nhà thờ trước khi vụ hoả hoạn xảy ra đang đe dọa phần kết cấu vòm của công trình kiến trúc Gothic này.
Cha quản đốc Patrick Chauvet cho biết quá trình trùng tu nhiều khả năng phải tới tận năm 2021 mới có thể bắt đầu, và cũng chia sẻ rằng ông đã rất "đau đớn trong lòng" khi nhà thờ không thể tổ chức nghi lễ Giáng sinh, lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp cách đây hơn 200 năm.
"Tới nay công trình vẫn chưa hết nguy hiểm. Nó sẽ hết nguy hiểm khi chúng ta có thể lấy ra phần còn lại của giàn giáo", cha Chauvet chia sẻ với AP bên ngoài buổi lễ tại một nhà thờ gần đó.
"Tới nay ta có thể nói là có 50% khả năng công trình sẽ được cứu. Cũng có 50% khả năng là giàn giáo sẽ đổ xuống 3 kết cấu vòm, vì vậy bạn có thể thấy là toà nhà vẫn hết sức mong manh", cha Chauvet cho biết.

Cha quản đốc Patrick Chauvet cho biết ông rất buồn vì Nhà thờ Đức Bà không thể tổ chức lễ Giáng sinh vào năm nay. Ảnh: AP.
Nhà thờ thế kỷ 12 đang được tu sửa vào thời điểm xảy ra vụ hoả hoạn, khiến phần mái vòm của nó bị phá huỷ và phần chóp nhọn đổ sập. Không còn phần mái nhà để giữ ổn định cho các cấu trúc đá khổng lồ, những kết cấu vòm còn lại đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực, giúp các bức tường đá đứng vững.
Tuy nhiên chúng cũng là kết cấu dễ bị tổn hại nhất.
Có khoảng 50.000 khung giàn giáo được sử dụng, chạy dọc phía sau nhà thờ vào thời điểm xảy ra hoả hoạn, và rất nhiều phần giàn giáo đã bị hư hại. Việc loại bỏ chúng mà không gây ra vấn đề gì thêm là một trong những phần khó khăn nhất của công cuộc dọn dẹp.
"Chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn phần giàn giáo để khiến công trình trở nên an toàn, vì vậy nhiều khả năng năm 2021 chúng ta sẽ bắt đầu quá trình phục dựng thánh đường. Khi đã dỡ bỏ được hệ thống giàn giáo, chúng ta sẽ phải đánh giá tình trạng hiện tại của công trình, số lượng đá cần phải dỡ bỏ và thay thế", cha Chauvet chia sẻ.
Cha quản đốc ước tính sẽ phải mất thêm 3 năm nữa để quá trình trùng tu sơ bộ hoàn thiện, và người dân có thể đi vào nhà thờ, nhưng việc tu sửa toàn bộ sẽ còn mất nhiều thời gian nữa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng ông muốn việc này hoàn thành vào năm 2024, khi Paris tổ chức Olympics, nhưng các chuyên gia hoài nghi về khả năng theo kịp mốc thời gian này trong thực tế.
Một lý do khác khiến việc tổ chức các nghi lễ bên trong nhà thờ vẫn quá nguy hiểm là bởi vì ngọn lửa hồi tháng 4 đã thải ra hàng tấn bụi chì độc hại, và nhà chức trách vẫn đang nỗ lực dọn dẹp và đánh giá các rủi ro sức khỏe liên quan.
(zing.vn 26.12.2019)
6 ứng cử viên Dân chủ đụng độ dữ dội 3 tuần trước vòng sơ bộ ở Iowa
January 15, 2020
 (Tổng hợp) – Các ứng cử viên tổng thống Dân chủ vào tối thứ Ba đã có buổi tranh luận cuối cùng trước vòng bầu cử sơ bộ của đảng tại Iowa diễn ra trong gần 3 tuần tới.
Tranh luận lần này nhỏ hơn với chỉ 6 ứng cử viên hội đủ điều kiện để lên sân khấu, gồm Joe Biden, Bernie Sanders, Elizabeth Warren, Pete Buttigieg. Các ứng cử viên “đụng độ” dữ dội trong những bất đồng về đối ngoại và giữ binh sĩ Mỹ ở Trung Đông, ủng hộ thoả thuận thương mại Bắc Mỹ của ông Trump, giải quyết biến đổi khí hậu, và đặc biệt là y tế. Nhưng vấn đề sống động nhất vẫn là câu hỏi: ai là người có cơ hội lớn nhất đánh bại được Tổng thống Donald Trump. Câu hỏi lớn nhất đặt ra trong cuộc tranh luận này là, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren sẽ giải quyết tranh chấp câu chuyện về Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (Vermont) từng bảo với bà rằng, phụ nữ không nên đắc cử tổng thống. Và Warren đã giải quyết chuyện này khéo léo.
Warren làm giảm căng thẳng với tuyên bố, bà không đến đây để “chiến đấu với Bernie” mặc dù đến thứ Hai vẫn giữ quan điểm về câu chuyện này. Thượng nghị sĩ Massachusett tuyên bố, “có mối nguy hiểm thực sự” nếu Dân chủ chọn một ứng cử viên không thể kéo mọi người trong đảng lại với nhau. “Chúng ta cần một ứng cử viên sẽ thực hiện tất cả mọi phần của đảng Dân chủ, kéo mọi người vào,” Warren nói. “Người duy nhất trên sân khấu này thắng mọi cuộc tranh cử mà họ tham gia đều là phụ nữ,” Thượng nghị sĩ nói về bản thân và đồng nghiệp Klobuchar, và chỉ có mỗi mình bà đánh bại Cộng hoà đương nhiệm trong 30 năm qua. Sanders thẳng thừng bác bỏ cáo buộc của Warren.
Chủ đề Y tế toàn dân được đưa ra tranh cãi rất nhiều, nhưng tranh luận của Thượng nghị sĩ từ Minnesota nổi bật nhất. “Tranh luận này không thật,” Klobuchar nói. “Tôi đến Vegas ngày nọ, và có người nói đừng đặt cược vào một con số trong vòng quay mà con số này thậm chí không có ở đó. Vấn đề nằm ở đây. 2/3 Dân chủ tại Thượng viện không ủng hộ dự luật mà Sanders và Warren đang theo đuổi.”
Klobuchar chuyển sang củng cố thành tựu của mình đã làm và nghị sự sẽ làm, gồm nhập cảng thuốc tây và dự luật hạ giá thuốc. Bà chỉ ra 137 điều có thể làm trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức mà không cần đến Quốc hội. Y tế cho toàn dân trong thời gian gần đây không còn được cử tri Dân chủ mặn mà như trước đây, và Klobuchar nhấn mạnh vào điểm này.
Phần trình bày của Joe Biden tương đối ổn. Ông gắn kết cá nhân bằng lịch sử gia đình và tránh những vấp váp lớn. Biden cũng chỉ ra những điều mà các ứng cử viên khác nói về Iraq và Iran, như rút quân và Quốc hội phê chuẩn đối với vũ lực quân sự, mà ông đã ủng hộ trong chính phủ Barack Obama. Nhưng ông cũng có lúc gặp khó khăn với ngôn từ, và vì lý do nào đó lại cắt ngắn các câu trả lời viện lý do hết thời gian. Mặc dù là ứng cử viên dẫn đầu thăm dò nhưng Biden không bị các đối thủ “xăm xoi” như những lần trước.
Tỉ phú Steyer có quảng cáo phủ khắp Iowa, và những tiểu bang bỏ phiếu sơ bộ sớm để có đủ điều kiện tham gia tranh luận. Ông nhấn mạnh mình là một thương gia bắt đầu từ hai bàn tay trắng, không được ai cho một xu, và trong vòng 30 năm, ông đã xây dựng được đế chế đầu tư trị giá hàng tỉ đô la trên khắp thế giới. Steyer tỏ ra tự tin với kinh nghiệm về kinh tế, ông sẽ đánh bại Trump. “Bất cứ ai sẽ đánh bại Trump sẽ đánh bại về kinh tế,” Steyer nói. “Và tôi có kinh nghiệm, chuyên môn để cho thấy ông ta giả tạo và lừa đảo như thế nào.”
Pete Buttigieg vẫn giữ phong độ nhưng không có nhiều khoảnh khắc nổi bật như những lần trước. Khi nhận được câu hỏi trực tiếp về sự thiếu ủng hộ từ cử tri da đen, lực lượng mà ông cần không chỉ để thắng đề cử mà kể cả để chống lại Trump. Buttigieg bảo rằng, những người hiểu ông nhất ở South Bend ủng hộ ông, và cử tri Mỹ gốc Phi ở Iowa. Bên cạnh đó, đồng chủ tịch chiến dịch tranh cử mới của ông là người Mỹ gốc phi.
Hương Giang (Tổng hợp)
Cuối cùng 2 điều khoản luận tội TT Trump đã chuyển qua Thượng Viện
January 15, 2020
Hôm nay, Thứ Tư 15/1/2020, Hạ viện đã bỏ phiếu chấp thuận với tỷ lệ 228/193 dân biểu quốc hội, chính thức công bố hai điều khoản luận tội Tổng thống Trump, nghĩa là hoàn tất thủ tục, trước khi chuyển qua Thượng viện Hoa Kỳ để chờ xét xử sau cùng.

Hạ viên phê chuẩn cho các nhà Impeachment Managers (biện luận gia) để luận tội TT Trump và gửi các tài liệu hồ sơ qua Thượng viện.
Hạ viện đã thông qua hai điều khoản luận tội TT Trump: lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội vào ngày 18/12/2019. Nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã giữ lại, không gởi qua Thượng viện trong 28 ngày qua, tình tới hôm nay 15/1/2020.
Các thành viên thuộc Khối Dân chủ Hạ Viện cũng đã bỏ phiếu để chính thức chỉ định bảy (7) đồng nghiệp của họ là Impeachment Managers luận tội, gồm: Chủ tịch Tình báo Hạ viện Adam Schiff (D-CA), Chủ tịch Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler (D-NY), Dân biểu Zoe Lofgren (D-CA), Chủ tịch Caucus Dân chủ House Hakeem Jeffries (D-NY), Dân biểu Val Demings (D-FL), Dân biểu Jason Crow (D-CO) và Dân biểu Sylvia Garcia (D-TX).
Đảng Cộng hòa không có chút ấn tượng nào đối với việc bổ nhiệm trên. Đây là một tuyên bố của Thượng nghị sĩ Tim Scott (R-SC), người bác bỏ vụ luận tội do đảng Dân chủ lãnh đạo là một “manh động chính trị liều lĩnh“. Và một lời tuyên bố khác của Dân biểu Tim Walberg (R-MI) cho rằng đảng Dân chủ chỉ biết lên tiếng nói cho trường hợp của chính họ mà thôi.
Xin mời quý vị xem youtube Hạ viện
https://baotgm.net/cuoi-...-chuyen-qua-thuong-vien/
Nếu Chủ tịch đảng Dân chủ Pelosi và Hạ viện thực sự tin rằng tổng thống là một nhân vật tạo rủi ro cho an ninh quốc gia, tại sao họ lại chờ tới 28 ngày để gửi các Điều khoản luận tội lên Thượng viện? Hãy thẳng thắn và gọi họ là diễn viên chính trị đã phản tác dụng.
https: //www.scott.senate.gov/media-center/press-release/sen-tim-scott-on-speaker-pelosi-finally –transferring/
Thượng nghị sĩ Tim Scott nói về bà Pelosi. “Cuối cùng đã chuyển 2 điều khoản luận tội cho Thượng viện” |Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ …
Trong 28 ngày, Bà Pelosi đã trì hoãn việc gửi các điều khoản luận tội (đầy tính phe đảng) tới Thượng viện. Thật sự nó không có gì khẩn cấp. Cũng không có gì cả, toàn bộ quá trình này đã được thúc đẩy bởi vì yếu tố chính trị phe cánh kể từ ngày đầu tiên khi TT Trump đắc cử vào tháng 1 năm 2016.
“Đây cũng là một bài học cho vấn nạn chính trị đảng phái quá tiêu cực của chúng ta, trái với những cảnh báo của tiền nhân sáng lập. Và trong tháng qua, chúng tôi đã thấy sự biện minh cho việc tìm cách luận tội này dở nhất, mỏng nhất và yếu nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta”, Lãnh đạo khối thiểu số Dân biểu Cộng Hòa, Kevin McCarthy nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để cập nhật tin tức sau. www.baotgm.net
Hoa Kỳ – Trung Cộng Ký Kết Thỏa Ước Thương Mại

Khoảng 12:20 giờ ngày hôm nay (Thứ Tư 15/1/2020) tại toà Bạch Ốc trong buổi họp báo, Tổng Thống Trump cho biết, ông đồng ý với những thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” đã được đại diện hai bên phái đoàn Hoa Kỳ và China đạt được sự đồng ý.
Tổng Thống Trump cũng cho biết ông chỉ chấp nhận tháo gỡ 25% thuế trên 250 tỷ hàng hoá nhập cảng từ Trung Cộng sau khi đạt được thỏa thuận “giai đoạn hai”.
Trong thỏa thuận “giai đoạn một” TC sẽ nhập cảng nông phẩm và dụng cụ trị giá 75 tỷ Mỹ kim, đưa xuất cảng của Hoa Kỳ sang Trung Cộng lên 200 tỷ Mỹ kim.
Đúng 1:00 giờ, sau khi Tổng Thống Trump và Phó Thủ Tướng Lui đại diện ông Tập Cẩn Bình phát biểu, Tổng Thống Trump cùng phó Thủ Tướng Lui đã đặt bút ký vào hiệp ước “giai đoạn một”.
Hiện tại thị trường chứng khoán tăng trên 29. 060 điểm.Một tin vui cho những nhà đầu tư và nền kinh tế Hoa Kỳ! Facebook MinhLe.
TGM_wwwbaotgm.net
Đại thắng Mùa Đông

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
Đất nước ta chưa bao giờ có được Đại thắng Mùa Đông như mới đây, cuối năm Con Lợn/ đầu năm 2020; viết đầy đủ theo lối cải cách của Giáo sư thiên tai Bù Hết (1) là: Đại thắng Mùa Đông Con Lợn 20.
Xưa nay, hễ nhắc đến “đại thắng” của Kách Mạng (KM) là người ta nhớ ngay đến những “đại thắng mùa xuân”.
Nào là Đại thắng Mùa Xuân Con Khỉ, 1968: quân ta phá nhanh đốt gọn hàng vạn bàn thờ đang nghi ngút khói hương dân lành tưởng niệm tổ tiên cùng người thân đã quá cố, chỉ trong một đêm giao thừa, và bắt đi đập đầu chôn sống hàng ngàn dân Huế vô tội (chưa kể đến những thành thị khác của Miền Nam).
Nào là Đại thắng Mùa Xuân Con Mèo, 1975: Việc đầu tiên sau khi đại thắng là KM tức tốc “giải” chiến lợi phẩm trước đây gọi là “cặn bã tư bản của Mỹ Ngụy” lên hàng tỷ tỷ chuyến xe ngày đêm nối đuôi nhau “phóng” về Miền Bắc “giàu và đẹp”, rồi, thay vì đưa đồng bào ruột thịt Miền Nam bị Mỹ kìm Ngụy kẹp lâu nay vừa được giải phóng ra thiên đường Miền Bắc 20 năm xây dựng CNXH mà sung sướng, KM lại phải hy sinh kéo nhau cả bồ đoàn ùn ùn vào Nam, để giành nhau "nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!"
Ấy toàn là những đại thắng mùa xuân khỉ với mèo; chưa hề có lấy một đại thắng mùa đông nào cả.
Phải đợi đến hôm nay, mình có ra sao, dân Đồng Tâm mới bị hại: lớp bị giết, lớp bị bắt; nhờ vậy mà mình mới có được một đại thắng mùa đông: Đại thắng Mùa Đông Con Lợn 20.
Khác với Đại thắng Mùa Xuân Con Khỉ 68, còn gọi là Đại thắng Con Tườu cách đây 52 năm; ngày đó, Đàn bò vào thành phố, à lộn, KM vào thành phố lúc địch đang căng mắt chờ đón giờ Tết đến Xuân sang mà không hề nghĩ đến chuyện canh gác vì đã bị mắc mưu hưu chiến do đảng ta tài tình sáng tạo xạo ra, nhờ vậy KM mới có được đại thắng chấn động địa cầu, và được các nước XHCN anh em khen có thưởng.
Lần này KM đổi chiến thuật, Tư lệnh chiến trường cho tiền sát đặc công xâm nhập gầm giường, trần nhà, căn me chờ địch nằm lăn ra ngủ li bì sau một ngày lao- động- là- vinh- quang- không- còn- cảnh- người- bóc- lột- người- làm- ra- của- cải- vật- chất- để- nuôi- sống- bản- thân- cùng- gia- đình- và- đóng- góp- cho- việc- xây- dựng- chủ- nghĩa- xã- hội- chưa- biết- đến- cuối- thế- kỷ- này- đà- hoàn- thiện- chưa-, KM mới điều quân xuất kích ào ào tiến vào nhà dân như vũ bão.

Quân KM tiến như vũ bão vào nhà dân Đồng Tâm
Tương quan lực lượng ta địt-địt ta và diễn biến trận đánh cùng kết quả chiến thắng ra sao thì nhiều người đã tường thuật rồi, thiển nghĩ không cần nhắc lại chuyện mọi người đã “biết rồi, khổ lắm”, trong khi cả nước đang đau khổ trước sự hy sinh của ba chiến sĩ đang phây phây phơi phới trong sự nghiệp chỉ biết còn đảng còn mình mà bỗng dưng trở thành liệt sĩ té giếng.
Lâu nay chỉ có dân oan, nay lại thêm liệt sĩ oan, thì dù nằm trong ấy hay ngồi ngoài chùa, cha già DT làm sao mà yên được cái đũng quần!
Về ý nghĩa của Đại thắng Mùa Đông Con Lợn 20 này: nó “mang tính” triệt để, toàn diện, thời đại, hiện đại, vĩ đại, vĩ mô... đến tầm cỡ nào thì kẻ hèn này không “có khả năng” trình độ chữ nghĩa để “tới bến”; chỉ biết trông cậy vào quý bạn đọc, trong đó lực lượng AK47 là “trình độ” nhất góp ý chỉ giáo.
Người viết chỉ mạo muội một điều, là tâm phục khẩu phục ý nghĩa của Đại thắng Mùa Đông Con Lợn 20 ở chỗ: Với đạo quân 3000 chiến sĩ tinh nhuệ, với vũ khí hiện đại Mỹ cho để chống Tàu, giữ biển, được lãnh đạo ta tài tình sáng tạo, bỏ biển bám làng, điều động lên đất liền tận vùng sâu vùng xa là thôn Đồng Tâm, để triệt quân địch từng thuộc phe ta với 56 tuổi đảng là đồng chí Lê Đình Kình, chẳng những diệt được Lê Đình Kình, mà triệt luôn cả ba đời: Lê Đình Kình là cha; Lê Đình Chức là con; và Lê Đình Công là cháu.
Đại thắng ấy, có được chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ chiến đấu, với tổn thất quân ta nói có mà cũng như không, vì cả ba đều là liệt sĩ té giếng.
Chỉ tiếc một điều là, đảng ta đã đại thắng... rõ ràng là như thế, song bọn phản động vẫn ngoan cố, tiếp tục ca ngợi Lê Đình Kình, chẳng hạn như:
Điếu văn Cụ Kình - của Hà Thượng Thủ (2):
Ngày xưa lầm lạc đã xung phong Vì Chệt vì Nga cũng hết lòng Kháng chiến liều thân cho đảng hưởng Hồi hương trở lại nghiệp nhà nông Cầy sâu cuốc bẫm nuôi con cháu Đắp đập khai mương giữ ruộng đồng Bỗng chốc bọn đầu trâu mặt ngựa Giết người chiếm đất để ghi công.
Hay bài thơ dưới đây, của cùng một tác giả Hà Thượng Thủ:
Đồng Tâm thất nhân tâm
Đồng Tâm đã bị thất nhân tâm Chắc tại "đảng ta" tính toán lầm? Quen thói côn đồ trò cưỡng chiếm Giỏi nghề đàng điếm chuyện tà dâm Hung hăng tàn ác cùng dân chúng Khúm núm đê hèn trước ngoại xâm Máu đổ khắp làng Hoành-Mỹ Đức Tội đồ ô nhục mãi ngàn năm!
Ghi chú:
(1) Bùi Hiển (2) https://haingoaiphiemdam...van-cu-kinh-ha-thuong-th
15.01.2020 Nguyễn Bá Chổi danlambaovn.blogspot.com
CSVN Còn Mệt Dài Vụ Đồng Tâm: Liên Âu Đòi Gặp Bộ Công An; Nhiều Nhà Đấu Tranh VN Lập Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm
16/01/2020
ĐỒNG TÂM, VN – Vụ Đồng Tâm tiếp tục được quốc tế và người dân Việt Nam trong ngoài nước đặc biệt quan tâm mà cụ thể nhất là Liên Âu đòi gặp Bộ Công An VN để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện và nhiều nhà đấu tranh tại VN đã lập “Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm” để tiếp tục cung cấp thông tin về việc này, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 15 và 16 tháng 1. Bản tin VOA cho biết thông tin như sau.
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh".
“Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm.
“Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.
Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU, một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong.
Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Trong khi đó bản tin hôm 15 tháng 1 của Đài VOA cho biết thêm thông tin liên quan đến vụ Đồng Tâm như sau.
Một nhóm các nhà báo, nhà hoạt động, nạn nhân mất đất… tại Việt Nam vừa công bố thành lập nhóm “Hành Động Vì Đồng Tâm” với mục tiêu thu thập, kiểm chứng và công bố các thông tin liên quan đến vụ đụng độ ở Đồng Tâm hôm 9/1. Hậu quả của vụ này là ít nhất 3 công an và 1 người làng Đồng Tâm thiệt mạng.
Một trong những người sáng lập nhóm, nhà báo-blogger Phạm Đoan Trang, nói với VOA rằng kể từ khi xảy ra vụ việc, toàn bộ thông tin đưa ra trước công luận đều chỉ xuất phát từ phía công an và điều này “vi phạm rất nhiều nguyên tắc báo chí”.
Bà nói: “Công an chiếm độc quyền cung cấp thông tin. Tất cả thông tin đều từ công an ra hết, thì đương nhiên nó không đảm bảo tính công bằng, trung thực, khách quan của báo chí. Hoàn toàn không có một chút nào công bằng, khách quan ở đây cả. Rất thiếu nhân văn. Vi phạm rất nhiều nguyên tắc của báo chí. Thế nên chúng tôi mong muốn có một nhóm để cung cấp thông tin chính thức từ phía những người không thể lên tiếng, là những người yếu thế trong cuộc chiến với hệ thống cả một guồng máy như thế này”.
Ngoài ra, trong thông báo thành lập, nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm cho biết nhóm sẽ hoạt động trên cơ sở trung tâm điều phối các hoạt động về thông tin của các bên liên quan, cả trong nước lẫn hải ngoại, trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm “mưu tìm sự thật và công lý cho tất cả các bên liên quan”, kể cả người dân làng lẫn nhân viên công lực.
Một số tổ chức quốc tế và các nhà hoạt động kêu gọi Việt Nam cho phép các cuộc điều tra độc lập được diễn ra trong bối cảnh xuất hiện quá nhiều thông tin mâu thuẫn giữa nguồn tin chính thức đưa ra từ Bộ Công an và thông tin từ phía người dân đưa lên mạng xã hội.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định với VOA rằng: “Chúng ta không biết chi tiết chuyện gì đã xảy ra ở đó. Cũng có thể là người dân ở Đồng Tâm đã tấn công bạo lực và nếu là như vậy thì chúng tôi cũng lên án chuyện đó. Nhưng thực tế cho thấy là người dân làng đã bị dồn vào đường cùng và họ không có lựa chọn nào khác. Đây mới là vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải trả lời”.
“Để xảy ra đối đầu như thế là một thất bại của chính quyền Việt Nam”, Phó giám đốc HRW nói với VOA, vì theo ông,“luôn luôn có cách để thương lượng một cách ôn hòa” và chính quyền “không nên để bất cứ người nào thiệt mạng chỉ vì tranh chấp đất đai”.
Nguon Viet Bao
Hàng loạt học sinh ở Hà Nội bị ép vào đường dây ‘bán trinh’
January 15, 2020

Ngôi trường Trung Học Cơ Sở Khánh Thượng, huyện Ba Vì xảy ra vụ việc. (Hình: Nghiêm Huê/Tiền Phong)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dưới sức ép của báo chí và công luận, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu công an xác minh, điều tra “đường dây mua bán trinh tiết trẻ em” ở huyện Ba Vì, Hà Nội.
Theo truyền thông tại Việt Nam, chiều ngày 14 Tháng Giêng, 2020, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội cũng đã ký văn bản giao Công An thành phố này điều tra.
Báo chí dẫn lời ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Trẻ Em thuộc Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, CSVN cho biết sáng 15 Tháng Giêng, cục này cũng đã yêu cầu nhanh chóng điều tra vụ này.
Theo ông Nam, trong các ngày 13 và 14 Tháng Giêng, truyền thông trong nước đưa tin về việc nhiều nữ sinh có độ tuổi 14-15 của trường Trung Học Cơ Sở Khánh Thượng (từ lớp 6 đến lớp 9), huyện Ba Vì, nghi bị dụ dỗ và ép vào đường dây mua bán trinh tiết.
Cụ thể, Đài Truyền Hình Việt Nam phát phóng sự: “Nghi vấn nhiều trẻ em bị ép vào đường dây mua bán trinh tại Hà Nội” và “Hé lộ chân tướng của những kẻ mua bán trinh tiết trẻ em ở Ba Vì, Hà Nội.”
Nội dung trong các phóng sự này cho hay, nhiều nữ sinh lớp chín tại huyện Ba Vì bị ép vào đường dây mua bán trinh và bán dâm theo dụ dỗ của những kẻ môi giới.
Cụ thể, theo báo Đất Việt, tin vào những lời dụ dỗ như “việc nhẹ nhàng, thu nhập được 500,000 đồng ($21.58) chỉ làm thời gian rảnh,” nhiều em học sinh tại trường Trung Học Cơ Sở Khánh Thượng đã “sập bẫy.”

Một nạn nhân trong đường dây mua bán trinh học sinh ở Hà Nội. (Hình: Ngọc Phương/Đất Việt) Một số nạn nhân cho biết, lần đầu tiên bị ép bán trinh, các em đều bị đưa đi một quãng đường rất xa với nhiều lần thay đổi phương tiện vận chuyển và bị ép buộc phải làm theo yêu cầu của đám môi giới và người mua trinh.
Sau mỗi vụ mua bán trinh, các em sẽ được trả từ 5-10 triệu đồng ($215 -$430) tùy theo thỏa thuận. Thế nhưng, có em khi số tiền đến tay chỉ còn lại 500,000 đồng ($21.58), thậm chí có những trường hợp không nhận được một đồng nào.
Sau lần đầu tiên bị lừa vào đường dây mại dâm, một số nữ sinh tiếp tục bị bọn môi giới đe dọa bằng cách gọi người đến đánh yêu cầu tiếp tục đi bán dâm thêm vài lần nữa. Nếu không muốn đi, các em phải lôi kéo bạn mình tham gia vào đường dây.
Một khi đã bị dụ dỗ “đi khách,” chính các nạn nhân lại trở thành công cụ kiếm tiền cho những kẻ môi giới khi chúng ăn chặn gần hết số tiền 1.5-2 triệu đồng ($64.74-$86.32) sau mỗi lần khách trả.
Đường dây mua bán trinh tiết trẻ em này chỉ bị vỡ lở khi chính thầy giáo bắt gặp hai em học sinh lớp 9 được xe taxi đến đón. Sau khi tiến hành kiểm tra và lấy lời khai tại công an xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì), bước đầu một số em nữ sinh liên quan đã khai nhận “đi bán dâm theo dụ dỗ của những kẻ môi giới.”
Nhận thấy có dấu hiệu tồn tại đường dây mại dâm trẻ em liên quan đến nhiều nữ sinh cấp II, ngày 16 Tháng Mười Hai, 2019, nhà cầm quyền xã Khánh Thượng đã có phúc trình các cơ quan hữu trách huyện Ba Vì yêu cầu công an điều tra, xác minh.
Tin cho hay, nhà cầm quyền huyện Ba Vì đã có văn bản chỉ đạo công an huyện điều tra và hiện nay đang “chờ kết quả giám định màng trinh” từ Viện Khoa Học Hình Sự.
(Tr.N)
Edited by user Thursday, January 16, 2020 1:18:38 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|