Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,310
Thanks: 326 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên: Satan chỉ là một "thực tại biểu tượng"
8/25/2019 8:58:30 AM
Hôm 21 tháng Tám, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên đã đưa ra nhận xét rằng ma quỷ chỉ là một biểu tượng, không phải là một hữu thể.
 Nguyên bản tiếng Anh: "Jesuit superior general: Satan is a 'symbolic reality'" - "Tổng Quyền Dòng Tên: Satan chỉ là một thực tại biểu tượng". Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt ngữ.''
Ma quỷ “tồn tại như một sự nhân cách hóa cái ác trong các cấu trúc khác nhau, nhưng không phải là các ngôi vị [persons], bởi vì không phải là ngôi vị là một cách để nó làm điều ác. Ma quỷ không phải là một ngôi vị như nhân vị. Đó là một cách xấu xa để hiện diện trong cuộc sống của con người,” Cha Arturo Sosa, SJ, cho biết như trên hôm thứ Tư trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tempi của Ý.
“Thiện và ác giao chiến với nhau trong một cuộc chiến vĩnh viễn nơi lương tâm con người và chúng ta có cách để chỉ ra chúng. Chúng ta nhìn nhận Chúa là thiện, toàn thiện. Các biểu tượng là một phần của hiện thực, và ma quỷ tồn tại như một thực tại mang tính biểu tượng, không phải như một thực tại ngôi vị [personal reality]”, ngài nói thêm.
Nhận xét của Cha Sosa được đưa ra sau khi ngài tham gia vào một cuộc thảo luận của Công Giáo ở thành phố Rimini, Ý, được tổ chức bởi phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng “Satan thoạt đầu đó là một thiên thần tốt do Thiên Chúa tác tạo. Chắc chắn quỷ dữ và các thứ ma quỷ khác đều được Thiên Chúa sáng tạo với bản tính tốt lành, nhưng tự chúng đã trở nên xấu.. Việc sa ngã là do các thụ tạo thuần linh ấy đã tự do chọn lựa từ chối Thiên Chúa” (Sglcg 391)
Sách giáo lý, đoạn 330, còn nói thêm: các thiên thần là “các thụ tạo thuần linh,” “có trí năng và ý chí, là những thụ tạo có ngôi vị và bất tử”
[Như thế, khi tuyên bố “ma quỷ tồn tại như một thực tại mang tính biểu tượng, không phải như một thực tại ngôi vị”, Cha Sosa cho thấy một lập trường khác biệt triệt để với Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo - chú thích của người dịch]
Cha Sosa, 70 tuổi, được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, năm 2016. Cha Sosa, một người Venezuela, có bằng triết học và là tiến sĩ khoa học chính trị. Ngài từng là Giám Tỉnh Dòng Tên ở Venezuela từ năm 1996 đến năm 2004, và năm 2014 đã bắt đầu đảm nhận một vai trò hành chính tại Trung ương Dòng Tên tại Rôma.
Cha Sosa đã từng đưa ra những bình luận gây tranh cãi về Satan. Năm 2017, ngài nói với tờ El Mundo rằng, “chúng ta đã chế tác ra những hình ảnh biểu tượng như Quỷ dữ để thể hiện sự xấu xa.”
Sau nhận xét gây tranh cãi của cha Sosa vào năm 2017, một phát ngôn viên của Cha Sosa đã nói với tờ Catholic Herald rằng, “giống như tất cả những người Công Giáo khác, Cha Sosa tuyên xưng và dạy bảo những gì Giáo hội tuyên xưng và dạy bảo. Ngài không giữ một tập hợp những niềm tin tách biệt với những gì có trong tín lý của Giáo Hội Công Giáo.”
Lệ Hằng, F.M.A. (vietcatholic 24.08.2019/ Catholic News Agency)
Hiệp hội Trừ quỷ Quốc tế phản bác ý kiến của lãnh đạo dòng Tên: Ma quỷ là một thực thể không phải một biểu tượng
8/25/2019 9:04:10 AM
Một tổ chức quốc tế các nhà trừ quỷ Công Giáo cho biết hôm thứ Năm rằng sự tồn tại của Satan như một thực thể cá vị là một chân lý của tín lý Kitô Giáo.
 Nguyên bản tiếng Anh: "Exorcists to Jesuit head: Satan is real" - "Các nhà trừ quỷ nói với người đứng đầu dòng Tên: Satan là có thật đấy". Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
“Sự tồn tại thực sự của ma quỷ, với tư cách là một chủ thể cá vị biết suy nghĩ và hành động và đã đưa ra lựa chọn nổi loạn chống lại Thiên Chúa, là một chân lý đức tin và luôn là một phần của tín lý Kitô giáo,” Hiệp hội Trừ quỷ Quốc tế nói như trên trong một một thông cáo báo chí đưa ra hôm 22 tháng Tám.
Tổ chức này đã đưa ra thông cáo trên để đáp lại những nhận xét gần đây về ma quỷ từ Cha Arturo Sosa, SJ, Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên mà tổ chức này gọi là “một sai lầm nghiêm trọng và gây hoang mang”.
Các nhà trừ quỷ cho biết họ đã công bố thông báo này “để làm sáng tỏ tín lý”.
Cha Sosa đã gây ra tranh cãi lớn trên các phương tiện truyền thông vào đầu tuần này khi ngài nói với tạp chí Tempi của Ý rằng “ma quỷ chỉ là một biểu tượng, không phải là một thực tại cá vị”.
Ma quỷ “tồn tại như một sự nhân cách hóa cái ác trong các cấu trúc khác nhau, nhưng không phải là các ngôi vị [persons], bởi vì không phải là ngôi vị là một cách để nó làm điều ác. Ma quỷ không phải là một ngôi vị như nhân vị. Đó là một cách xấu xa để hiện diện trong cuộc sống của con người,” Cha Arturo Sosa, SJ, nói.
Trích dẫn một lịch sử lâu dài các giáo huấn của Giáo hội về bản chất của Satan, bao gồm cả một số trích dẫn từ Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tiền nhiệm gần đây của ngài, tổ chức trừ quỷ nói rằng người Công Giáo buộc phải xác tín rằng Satan là một thực thể cá vị, một thiên thần sa ngã.
“Giáo hội, được xây dựng trên Kinh Thánh và Tông Truyền chính thức dạy rằng ma quỷ là một loài thụ tạo và là một thực tại cá vị, và Giáo hội cảnh báo những người, như Cha Sosa, chỉ coi ma quỷ là một biểu tượng.”
Các nhận xét của Cha Sosa là “xa lạ với huấn quyền bình thường và trang trọng ngoại thường của Giáo hội”, các nhà trừ quỷ nói. [Đức Giáo Hoàng có thể thực hiện huấn quyền bất khả ngộ qua hai cách: Extraordinary Magisterium, Huấn Quyền Ngoại Thường, khi tuyên bố từ Ngai Tòa Thánh Phêrô các sắc lệnh sau một Công Đồng; Ordinary Magisterium, Huấn Quyền Bình Thường, qua các tông thư, tông huấn, tông hiến - chú thích của người dịch]
Hiệp hội trừ tà quốc tế là một “hiệp hội của các tín hữu” được chính thức chấp thuận bởi Bộ Giáo Sĩ của Vatican vào năm 2014. Trong số những người sáng lập hội này có nhà trừ quỷ nổi danh là Cha Gabrele Amorth, đã qua đời năm 2016.
Cha Sosa, 70 tuổi, được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, năm 2016. Cha Sosa, một người Venezuela, có bằng triết học và là tiến sĩ khoa học chính trị. Ngài từng là Giám Tỉnh Dòng Tên ở Venezuela từ năm 1996 đến năm 2004, và năm 2014 đã bắt đầu đảm nhận một vai trò hành chính tại Trung ương Dòng Tên tại Rôma.
Cha Sosa đã từng đưa ra những bình luận gây tranh cãi về Satan. Năm 2017, ngài nói với tờ El Mundo rằng, “chúng ta đã chế tác ra những hình ảnh biểu tượng như Quỷ dữ để thể hiện sự xấu xa.”
Sau nhận xét gây tranh cãi của cha Sosa vào năm 2017, một phát ngôn viên của Cha Sosa đã nói với tờ Catholic Herald rằng, “giống như tất cả những người Công Giáo khác, Cha Sosa tuyên xưng và dạy bảo những gì Giáo hội tuyên xưng và dạy bảo. Ngài không giữ một tập hợp những niềm tin tách biệt với những gì có trong tín lý của Giáo Hội Công Giáo.”
Lệ Hằng, F.M.A. (vietcatholic 24.08.2019/ Catholic News Agency)
Các tín hữu Công giáo Trung Quốc ngày càng bị ép buộc tham gia Giáo hội quốc doanh
8/25/2019 2:18:55 PM
Chính quyền tỉnh và thành phố trên khắp đất nước Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực nhằm đóng cửa các địa điểm tụ họp thuộc cộng đồng hầm trú, nơi mà những người phản đối theo lương tâm, vốn từ chối việc tham gia Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA), tiếp tục thực hành đức tin của họ.

Công giáo Trung Quốc bị chia rẽ giữa Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc do nhà nước giám sát và Giáo hội hầm trú tuyên thệ trung thành với Vatican. Ảnh: AFP Những hành động như vậy của chính phủ đang coi thường và xuyên tạc những chỉ dẫn mục vụ vào ngày 28 tháng 6 của Vatican vốn cho phép các linh mục và Giám mục Công giáo tham gia CPCA nhưng cũng cho phép “sự phản đối theo lương tâm” của những người tin rằng việc gia nhập tổ chức do nhà nước kiểm soát là trái với các nguyên tắc của họ.
Tài liệu bí mật kêu gọi việc đàn áp các địa điểm Công giáo hầm trú
Theo những người làm việc trong chính phủ, vào tháng Tư, Nhóm lãnh đạo của Mặt trận Thống nhất làm việc tại một quận thuộc thẩm quyền của thành phố Phúc Châu, một thành phố cấp tỉnh của tỉnh Giang Tây, đã ban hành một tài liệu bí mật để tăng cường “công tác cải chính tôn giáo” đối với các hoạt động Công giáo tại Giáo phận Dư Giang.
Một trong bốn Giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Nam Xương bao gồm lãnh thổ Giang Tây, Giáo phận Công giáo La Mã Dư Giang hợp nhất các tín hữu từ 20 quận ở phía đông của tỉnh, sáu trong số đó thuộc thẩm quyền của tỉnh Phúc Châu. Từ chối tham gia Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, một số cuộc tụ họp ở đó tiếp tục quy tụ cách bí mật, bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm khiến họ bị chi phối bởi chính phủ. Do đó, sắc lệnh kêu gọi việc tăng cường các công tác điều tra nhằm xác định các hoạt động của những người Công giáo phản đối theo lương tâm, tiếp tục thu hẹp không gian sinh tồn của họ, đồng thời làm suy yếu khả năng của họ để tổ chức các hoạt động tôn giáo, cũng như tăng cường việc kiểm soát các thành viên giáo sĩ chủ chốt.
Ngay sau khi tài liệu được ban hành, nhiều địa điểm tụ họp Công giáo hầm trú trong Giáo phận đã bị đóng cửa. Vào giữa tháng Năm, khi các quan chức đột kích một trong số các địa điểm tụ họp này, họ đe dọa sẽ thu hồi những lợi ích an sinh xã hội đối với chủ sở hữu ngôi nhà, người hiện đang ở độ tuổi 70, trừ khi ông đóng cửa nơi này. Họ cũng đe dọa sẽ phạt tiền 200.000 nhân dân tệ (khoảng 30.000 USD) và thực hiện việc bắt giữ ta nếu ông tiếp tục tái phạm việc quy tụ đông người để cử hành Thánh lễ.
Để tránh cuộc đàn áp của chính phủ, các tín hữu bắt đầu quy tụ từ sáng sớm, lúc 5 giờ sáng. Mặc dù vậy, vào cuối tháng 6, các quan chức và cảnh sát đã đột kích địa điểm này khi mọi người đang cử hành Thánh lễ. Vị linh mục cử hành Thánh lễ đã tránh được việc bị bắt giữ khi ngài tìm cách trốn thoát khỏi đó, chủ sở hữu ngôi nhà đã bị đưa đến đồn cảnh sát nơi mà các sĩ quan đe dọa giữ chứng minh thư và giấy tờ đăng ký hộ gia đình như một biện pháp để buộc ông phải đóng cửa địa điểm họp này. Chủ sở hữu ngôi nhà không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc dừng tổ chức các cuộc tụ họp.
Vào tháng Tư, một địa điểm tụ họp khác trong Giáo phận đã bị đóng cửa, buộc các tín hữu phải phân tán thành các nhóm nhỏ hơn để dễ dàng cho việc tụ họp. Địa điểm được xây dựng vào năm 2017 với chi phí hơn một triệu nhân dân tệ (khoảng 150.000 đô la) đã được các tín hữu quyên góp. Trước đây, các tín hữu Công giáo từ năm thị trấn thường tham dự Thánh lễ tại địa điểm này.
“Tập Cận Bình tuyên bố trên báo chí rằng tại Trung Quốc hoàn toàn có tự do tôn giáo. Điều đó là giả dối. Đó chỉ là một lời nói dối. Ông ta chỉ nói điều đó cho người nước ngoài nghe”, một tín hữu cho biết. “Việc cầu nguyện và tham dự Thánh lễ cũng giống như việc tiến hành chiến tranh du kích; chúng tôi phải lẩn trốn, di chuyển từ nơi này sang nơi khác”.
Vào tháng 5, một nhà thờ Công giáo ở Giáo phận Dư Giang không thể thoát khỏi việc bị chính quyền địa phương đóng cửa, mặc dù đã tự cải trang trở thành một nhà thờ gia tộc – một ngôi đền truyền thống của Trung Quốc dành để tưởng nhớ các thành viên quá cố trong gia tộc.
Sự giám sát chặt chẽ tại các địa điểm được đóng kín để ngăn cản các tín hữu trở lại
Các tín hữu Công giáo từ chối tham gia CPCA tiếp tục bị đàn áp trên khắp Trung Quốc. Đầu tháng 6, hai địa điểm hầm trú đã bị đột kích và bị đóng cửa ở huyện Bình Đàm dưới sự quản lý của thành phố Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến nằm ở phía đông nam. Thêm hai địa điểm khác cũng đã bị đóng cửa cùng một lúc vì họ không có giấy phép, những vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy cũng đã được trích dẫn như là cơ sở căn cứ để đóng cửa một trong số các địa điểm này. Chính quyền đe dọa sẽ phá hủy các địa điểm và bắt giữ các tín hữu nếu họ không chắm dứt việc tổ chức các cuộc tụ họp.
Để ngăn chặn các tín đồ nối lại các cuộc tụ họp, chính quyền huyện đã cử hơn một chục nhân viên ủy ban thôn đến giám sát bên ngoài các địa điểm tụ họp. Các quan chức thay phiên nhau giám sát các địa điểm tụ hợp này mỗi ngày và chụp ảnh thường xuyên như một bằng chứng cho thấy các cuộc tụ họp không được nối lại, báo cáo tình hình cho cấp trên của họ. Sự giám sát đôi khi kéo dài đến 9 giờ tối, để đảm bảo rằng các tín hữu không cố gắng cử hành Thánh lễ buổi tối.
Một trong những quan chức của thôn phát biểu với Bitter Winter rằng họ không thể dừng công việc giám sát cho đến khi có thông báo mới từ các cấp cao hơn trong chính quyền huyện. “Áp lực từ trên cấp cao xuống hiện đang được áp dụng ở mỗi cấp. Chúng tôi không thể làm được gì về điều này”,viên quan chức thôn bất lực chia sẻ thêm. Để ngăn chặn việc các tín hữu có thể lẻn vào một trong những địa điểm tụ họp này, các quan chức thậm chí còn xịt keo vào ổ khóa.

Một nhà thờ Công giáo hầm trú trước và sau khi dọn dẹp sạch sẽ
Ủy ban Công tác Mặt trận Thống nhất tại thành phố Bảo Định thuộc tỉnh Hà Bắc phía bắc đã đột kích một nhà thờ Công giáo từ chối tham gia CPCA. Các tín hữu đã bị phân tán, bàn và ghế đã được dọn sạch khỏi nhà thờ. Các tín hữu vẫn tiếp tục gặp nhau bên trong ngôi nhà thờ trống rỗng, bất kể sự đe dọa; giờ đây, họ luôn thay phiên nhau theo dõi bên ngoài để cảnh báo các tín hữu nếu như chính quyền lại đến đột kích nhà thờ một lần nữa.
Minh Tuệ (dcctvn.org 24.08.2019/ Bitter Winter)
Các giám mục Châu Mỹ Latinh cảnh báo: "Nếu rừng Amazon bị hủy diệt thì thế giới cũng bị hủy diệt!"
8/24/2019 10:39:48 AM
Các Giám mục Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (CELAM) đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của các ngài trước các vụ cháy rừng đang hủy diệt khu rừng của thế giới.
 Sự nghiêm trọng của các vụ cháy rừng hiện đang hoành hành ở Alaska, Siberia, Greenland, Quần đảo Canary và đặc biệt ở Amazon, không chỉ ảnh hưởng đến người dân bản địa mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hành tinh toàn cầu.
Nhiều nơi trong khu rừng Amazon, một khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị cơn lửa tàn phá suốt hơn hai tuần qua!
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã biến những tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân bản địa thành tiếng mời gọi quan tâm quan yếu của triều đại giáo hoàng của ngài bằng triệu tập một Thượng hội đồng Giám mục vào tháng Mười tới đây cho toàn vùng Amazon này.
Từ hy vọng đến đau khổ
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 22 tháng 8, các Giám mục vùng Amazon lên tiếng cho hay cái thảm kịch thiên nhiên vô cùng lớn lao của việc phá hủy Amazon đã biến những hy vọng mong chờ của Thượng Hội đồng Giám mục vùng Amazon này thành một nỗi lo buồn thống thiết!
Đức Thánh Cha nói với các Giám mục: Cha bày tỏ tình hiệp thông đối với anh chị em bản địa đang sinh sống trong khu rừng nhiệt đới thanh bình này, cùng họ kêu gào thế giới hãy đoàn kết và lưu tâm đến thảm kịch khốc liệt này.
Khu rừng giàu có tài nguyên
Đề cập đến một tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng sắp tới, các Giám mục viết rằng rừng nhiệt đới Amazon rất phong phú và đa dạng về sinh học, có một tầm quan trọng đối với hành tinh chúng ta đang sinh sống!
Giáo hội nhìn nhận đây là một khu vực đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, cần được đổi mới về cấu trúc và cá thể cho phù hợp với toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng sâu sắc này đang bị phá hủy do con người hủy hoại nó trong nhiều năm qua, làm băng hoại hoặc tận hủy đi nhiều nền văn hóa bản địa...
Lá phổi của thế giới
Cuối cùng, các Giám mục kêu gọi chính phủ trong khu vực Amazon, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ cứu lấy lá phổi của thế giới.
Khi trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu mời tất cả những người có trách nhiệm hãy cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa được ghi đậm nét trong thiên nhiên qua việc bảo vệ môi trường, đừng hủy diệt chúng và đẩy chúng vào đường chết! Tương tự như các Giám mục trong vùng đã cảnh báo: “Nếu vùng Amazon bị hủy hoại thì cả thế giới cũng chịu chung một số phận!.
Thanh Quảng sdb (vietcatholic 23.08.2019)
Bắc Kinh tuyên bố áp thuế mới khiến thương chiến Mỹ-Trung leo thang
23 tháng 8 2019

Trung Quốc sẽ áp thuế tới 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 75 tỷ đô la, giữa lúc cuộc thương chiến giữa hai siêu cường đang leo thang.
Các mặt hàng nông sản, dầu thô và phi cơ loại nhỏ nằm trong số những thứ bị đánh thuế.
Tuyên bố của Bắc Kinh ngay lập tức nhận được sự đáp trả từ Tổng thống Trump, với đe dọa sẽ trả đũa.
Tuy nhiên, bản thân biểu thuế mới của Bắc Kinh chính là nhằm phản ứng lại các kế hoạch của ông Trump theo đó sẽ đánh thuế 10% lên lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ đô la.
Ông Trump viết trên Twitter rằng các công ty của Mỹ sẽ có phương án thay thế để đối phó với Trung Quốc.
"Các công ty Mỹ vĩ đại của chúng ta theo đây được lệnh phải ngay lập tức tìm phương án thay thế đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc đem các công ty về nước và tiến hành sản xuất hàng hóa của quý vị tại bên trong nước Mỹ," ông viết tweet.
"Tôi sẽ phản hồi với biểu thuế Trung Quốc trong chiều hôm nay."
Biểu thuế mới của Trung Quốc sẽ có mức từ 5% đến 10%, áp dụng với trên 5.000 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Bắc Kinh cũng sẽ áp dụng trở lại biểu thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu từ Mỹ mà Trung Quốc đã bỏ đi hồi đầu năm 2019 nhằm tỏ thiện chí, khi hai nước tìm cách đàm phán thỏa thuận thương mại.
Các nhà sản xuất xe hơi cảnh báo rằng mức thuế này sẽ khiến các công ăn việc làm ở Mỹ có nguy cơ phải đóng.
 Ông Donald Trump nói kinh tế Mỹ đang "mạnh mẽ, tốt đẹp"
Hôm 1/8, ông Trump tuyên bố mức thuế 10% sẽ được áp dụng với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ đô la. Ông quy trách nhiệm cho Trung Quốc trong việc không tuân thủ các hứa hẹn sẽ mua thêm hàng nông sản Mỹ.
Biểu thuế trên được trông đợi sẽ áp dụng từ 1/9, nhưng sau đó chưa đầy hai tuần, ông Trump đã trì hoãn việc áp thuế cho đến 15/12, một phần do sợ ảnh hưởng tới sức tiêu dùng của dân Mỹ trong dịp Giáng Sinh.
Trung Quốc nói có kế hoạch áp biểu thuế mới trong hai giai đoạn, 1/9 và 15/12.
Tin tức về mức thuế quan mới được tung ra ngay trước khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Powell có bài phát biểu rất được trông đợi tại cuộc họp của đại diện các ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming.
Bài phát biểu nói về tình hình kinh tế phức tạp tại Mỹ, nơi các thị trường trái phiếu đã cho những tín hiệu về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái.
Tuy nhiên, ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Sáu rằng nền kinh tế Mỹ đang "mạnh mẽ, tốt đẹp", trong lúc ở các nơi khác trên thế giới tình hình kinh tế "không tốt như vậy".
Ông Trump đặt câu hỏi liệu ông Powell có phải là kẻ thù lớn của nước Mỹ thay vì là kẻ thù của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không.
Các thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa với giá thấp hơn phiên giao dịch trước sau khi có tin về biểu thuế mới của Trung Quốc, nhưng sau đó đã phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại xuống sau khi ông Trump đăng các tin trên Twitter.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones xuống 1,2%, đạt 25948.16. Chỉ số S&P500 giảm 1,6% trong lúc Nasdaq tụt 1%.
nguon BBC
Liệu Mỹ có còn là siêu cường quân sự ở châu Á?
By Jonathan Marcus Phóng viên mảng Quốc phòng và ngoại giao 2 giờ trước
 Sự thống trị của Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương giờ đã không còn nữa.
Trong một thời gian dài, các chuyên gia đã bàn luận nhiều về sự nhanh chóng trong việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và gọi nó là "một cường quốc đang trỗi dậy".
Nhưng những phân tích này giờ có thể đã lỗi thời. Trung Quốc không phải là một cường quốc đang trỗi dậy. Nó đã trỗi dậy rồi. Và theo nhiều cách, nó đang thách thức Mỹ trên một số lĩnh vực quân sự.
Đây là kết luận của một báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney ở Úc.
Báo cáo cảnh báo rằng chiến lược quốc phòng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "đang ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng chưa từng có" và Washington có thể sẽ chật vật để bảo vệ các đồng minh chống lại Trung Quốc.
"Nước Mỹ không còn có thể tận hưởng sự thống trị của quân đội mình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương được nữa và khả năng duy trì cân bằng quyền lực mang lại thuận lợi cho Washington ngày càng trở nên không chắc chắn," báo cáo viết.
Báo cáo chỉ ra kho vũ khí tên lửa phi thường của Bắc Kinh có thể đe dọa các căn cứ quan trọng của Mỹ và các đồng minh. Những căn cứ này "có thể trở nên vô dụng bởi các cuộc tấn công chính xác chỉ trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột".
Trung Quốc chưa phải là một siêu cường toàn cầu như Hoa Kỳ. Thật vậy, nên cũng nghi ngờ là liệu tham vọng quân sự của Bắc Kinh đã đến mức đó hay chưa nhưng điều này có thể thay đổi khi Trung Quốc đang dần phát triển một mạng lưới cảng và căn cứ ở nước ngoài.
Cho đến nay, phạm vi toàn cầu của Bắc Kinh vẫn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh của nền kinh tế. Trung Quốc thiếu ý thức của ký gửi thông điệp ở ngoại bang, vốn đã giúp Mỹ thống trị toàn cầu vào thế kỷ 20.
Xét về quyền lực mềm, Trung Quốc yếu hơn so với Hoa Kỳ. Bắc Kinh không có những sản phẩm tương đương như những chiếc quần jean xanh, những bộ phim Hollywood hay những chiếc bánh mì burger để khuyến khích người dân trên toàn thể giới chia sẻ những giá trị cùng nó.
Theo nhiều chỉ số, một cú huých quân sự của Washington vẫn nặng ký hơn nhiều so với của Bắc Kinh. Kho vũ khí hạt nhân của Washington (và của Moscow) vẫn lớn hơn đáng kể so với Bắc Kinh.
Mỹ vẫn giữ được lợi thế về công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như thu thập thông tin tình báo; phòng thủ tên lửa đạn đạo; và các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất. Hoa Kỳ cũng có thể dựa vào một mạng lưới liên minh ở châu Á và thông qua Nato ở châu Âu.
Trung Quốc không hề có một hệ thống liên minh nào như vậy. Nhưng Bắc Kinh đang nhanh chóng theo kịp công nghệ kỹ thuật của Washington.
Và điều quan trọng đối với Trung Quốc chính là châu Á hay nơi mà Trung Quốc nhìn nhận là cái sân sau của nó.
 Nó có hai lợi thế chính - Trung Quốc ở trọng tâm và ở khoảng cách gần.
Có nghĩa là ở châu Á, Trung Quốc đã là một siêu cường để cạnh tranh với Mỹ rồi.
Trung Quốc đã nghiên cứu các khả năng và hoạt động tác chiến của Mỹ và đã đưa ra một chiến lược hiệu quả để đối phó với các nguồn sức mạnh quân sự truyền thống của Mỹ, nhất là các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ, vốn là yếu tố trung tâm của khả năng điều động lực lượng quân sự của Washington.
Được mệnh danh là biện pháp "chống tiếp cận và chống xam nhập", Trung Quốc tập trung vào một loạt các hệ thống cảm biến và vũ khí mà họ hy vọng sẽ buộc các lực lượng Hoa Kỳ phải hoạt động càng xa bờ càng tốt.
Đây có thể xem là một tư thế phòng thủ. Nhưng các nhà phân tích ngày càng thấy khả năng của Trung Quốc cho phép họ nắm bắt sự chủ động, tự tin rằng họ có thể ngăn chặn và đối phó với bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ.
"Các hệ thống can thiệp chống đối đầu (counter-intervention) của Trung Quốc", nghiên cứu của Úc lưu ý, "sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc đưa lực lượng vào Ấn Độ-Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng một lượng vũ lực hạn chế để giành chiến thắng trước khi Mỹ có thể đáp trả - thách thức sự đảm bảo an ninh của Mỹ. "
Mục tiêu của Trung Quốc là trong một thời kỳ khủng hoảng, không cho Hoa Kỳ tiếp cận khu vực "chuỗi đảo đầu tiên", nối từ đuôi Nhật Bản, băng qua Đài Loan và dọc theo sường tây của Philippines.
Hoặc Trung Quốc cũng có thể hạn chế bên ngoài tiếp cận vào "chuỗi đảo thứ hai", vốn có thể vươn xa tới tận căn cứ của Mỹ trên đảo Guam. Chiến lược tổng thể này có thể được củng cố bằng máy bay và tên lửa trên đất liền của Trung Quốc.
Tất nhiên, không phải là Lầu năm góc không biết gì về các thách thức của Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ chống chiến tranh du kích, quân đội Hoa Kỳ đang được tái cấu trúc và trang bị lại cho cuộc cạnh tranh quyền lực lớn khác lạ hơn. Trong Chiến tranh Lạnh, trọng tâm là Liên Xô. Ngày nay, phần lớn là Trung Quốc.

Tuy nhiên, báo cáo của Đại học Sydney đặt ra câu hỏi liệu Washington có đủ tập trung vào nhiệm vụ trong tay không. Họ nói rằng "tư duy siêu cường lỗi thời trong cơ sở chính sách đối ngoại (của Mỹ) có thể sẽ hạn chế khả năng của Washington trong việc siết chặt lại các cam kết toàn cầu hoặc thực hiện sự đánh đổi chiến lược cần thiết để thành công ở Ấn Độ-Thái Bình Dương."
Tiền đang đổ vào vũ khí và các nghiên cứu mới. Nhưng nhiệm vụ này rất lớn.
"Nước Mỹ có một lực lượng khủng khiếp nhưng chưa đủ sẵn sàng, chưa được trang bị hoặc bảo đảm cho sự cạnh tranh quyền lực lớn" và báo cáo này cảnh báo rằng việc ưu tiên hiện đại hóa đồng loạt "có thể sẽ vượt xa khả năng ngân sách của nó."
Đó là một tài liệu nghiêm túc được viết bởi một tổ chức có uy tín từ một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực.
Trung Quốc rõ ràng cảm thấy rất quyền lực - điều này có thể thấy rõ từ tông giọng trong sách trắng quốc phòng Bắc Kinh mới được công bố gần đây.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định không chỉ đứng lên đối đầu với Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra mà còn có lập trường quyết đoán hơn nhiều về những vấn đề như các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hay các yêu sách lâu dài của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Một sự trỗi dậy quân sự để phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một số nhà phân tích lo ngại rằng Tổng thống Trump đã làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều người ở Mỹ cảm thấy đến lúc phải đứng lên đối phó với Trung Quốc về thương mại - nhưng cách mà Mỹ đang thực hiện khiến một số chuyên gia lo ngại rằng Washington rất có thể sẽ thua trong chính cuộc chiến này.
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Chính quyền Trump thường thiếu một khía cạnh chiến lược rõ ràng và thiên về những ý tưởng bất chợt như những dòng twitter của Tổng thống, gần đây nhất là ý tưởng kỳ lạ mong muốn muốn mua Greenland của ông Trump.
Ngược lại, Trung Quốc biết chính xác nơi họ muốn đi, nơi họ muốn đến với chiến lược và thiết bị trang bị đầy đủ. Xét về ý định và mục đích, thì rất có thể Bắc Kinh đã đến nơi rồi.
Tàu Hải Dương 8 vào gần bờ biển VN, 'cách Phan Thiết 185km'
24 tháng 8 2019

Chuyên gia Ryan Martinson đăng bản đồ vị trí tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong buổi sáng ngày 24/8 (giờ Việt Nam)
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm thứ Bảy mở rộng hoạt động tới khu vực sát với bờ biển của Việt Nam hơn, ngay sau khi Úc và Mỹ lên tiếng tỏ ý quan ngại về các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Trong ngày 24/8 giờ Việt Nam, ông Ryan Martinson, thành viên chủ chốt của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân, Hoa Kỳ, đăng tweet rằng tàu Hải Dương 8 đang khảo sát ở vị trí rất gần với bờ biển Việt Nam.
Tàu khảo sát, với sự hộ tống của ít nhất bốn tàu khác, đang tiếp tục tiến hành khảo sát Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ở vị trí cách đảo Phú Quý 102km về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185km, Reuters dẫn nguồn dữ liệu từ Marine Traffic, trang chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu bè.
Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia được tính với bề rộng 200 hải lý (370km) kể từ đường bờ biển, và là vùng quốc gia đó có quyền chủ quyền khai thác tài nguyên.

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực 'tạo tranh chấp' và có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực
Các dữ liệu cũng cho thấy có ít nhất hai tàu hải quân Việt Nam theo sát nhóm tàu Trung Quốc.
Việt Nam 'vô cùng quan ngại'
Việt Nam "vô cùng quan ngại" về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hôm thứ Sáu, trước khi có tin tàu Hải Dương Địa Chính 8 tiến vào sát hơn.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, nhất trí cùng hợp tác, bảo đảm duy trì hoà bình, ổn định an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình," nhà lãnh đạo Việt Nam phát biểu.
Đây cũng là lần đầu tiên một lãnh đạo thuộc giới cao cấp nhất Việt Nam chính thức lên tiếng kể từ khi Trung Quốc cho nhóm tàu Hải Dương Địa Chính 8 vào khu vực Bãi Tư Chính ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Thủ tướng Phúc phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc trong chuyến thăm ba ngày của ông Scott Morrison tới Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49453331
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng về tình hình Biển Đông
Vị khách đến từ Australia cũng thúc giục các nước láng giềng của Trung Quốc không nên chịu đựng, không nên để chủ quyền của mình bị đe dọa.
Ông Morrison nói rằng luật quốc tế cần phải được tôn trọng, trong đó gồm các nguyên tắc căn bản liên quan tới việc tự do hàng hải, tự do hàng không, đảm bảo cho các quốc gia được theo đuổi các cơ hội khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và trong vùng biển của mình.
Chỉ vài tiếng sau phát biểu của Thủ tướng Phúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả với việc đòi được "tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán".
Phát ngôn viên Cảnh Sảng, tại cuộc họp báo thường lệ, nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng "các nước có liên quan... hợp tác với Trung Quốc để duy trì sự hòa hợp và yên bình tại các vùng biển có liên quan".
Kể từ đầu tháng Bảy tới nay, các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã liên tục trong tình trạng đối đầu tại Bãi Tư Chính.
Mỹ cam kết đảm bảo an toàn năng lượng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ cũng nói quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong thông cáo báo chí, Washington cũng thẳng thừng lên án việc đưa tàu khảo sát và nhóm tàu hộ tống có vũ trang của Trung Quốc hôm 13/8 vào lại vùng biển ngoài khơi Việt Nam, gần khu vực Bãi Tư Chính, và nói việc đưa tàu tới là "việc Bắc Kinh leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông".

Phát ngôn viên Morgan Ortagus nói việc đưa tàu tới là "việc Bắc Kinh leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông"
"Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc tìm cách đe dọa hoặc ép buộc các nước đối tác không được hợp tác với các hãng không phải là của Trung Quốc, hoặc bằng các cách khác quấy rối các hoạt động hợp tác đó," phát ngôn viên Morgan Ortagus nói.
Mỹ cũng cam kết sẽ "thúc đẩy an toàn năng lượng cho các đối tác và đồng minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và đảm bảo việc khai thác dầu khí trong khu vực sẽ không bị gián đoạn", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Sáu cáo buộc Washington "gieo rắc chia rẽ và có những động cơ không nói ra", nhằm "gây hỗn loạn tình hình ở Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) và làm tổn hại hòa bình, ổn định trong khu vực."
Trump yêu cầu các công ty Mỹ rút ra khỏi Trung Quốc. Ông ta có thể làm điều đó?
August 24, 2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: The Jerusalem Post) Washington post – Một số người coi lệnh của Trump như là “một lời nói rẻ tiền”, khi ông ta tuyên bố rằng ông có các công cụ thực sự để khích lệ việc chấp hành lệnh này.
Tổng thống Trump ra một cái lệnh lạ thường khi yêu cầu các công ty Hoa Kỳ rời khỏi Trung Quốc – được đưa ra trong một loạt các tweet đầy tức giận vào hôm thứ Sáu – khiến các ngành công nghiệp cố gắng để hiểu mức độ nghiêm trọng của lệnh này và toà Bạch Ốc có thể thực hiện nó như thế nào. Các doanh nghiệp từ bán lẻ đến điện tử đến hàng gia dụng, nhiều người đã chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc kéo dài nhiều tháng qua, đã tham khảo với các hiệp hội ngành công nghiệp của họ để được hướng dẫn và chờ đợi thông báo chính xác hơn từ toà Bạch Ốc .
Magi Raible, người sáng lập LiteGear Bag, một nhà sản xuất túi đựng whành lý có trụ sở tại Vallejo, Calif cho biết, tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh và không cảm thấy lo lắng và buồn bã.
Cô ấy có một cuộc họp vào tuần tới với một đồng nghiệp trong ngành để thảo luận về việc chuyển nhiều sản phẩm của cô ấy từ Trung Quốc sang Ấn Độ hoặc Nam Phi, cô nói
Tôi không biết mình có thể di chuyển nhanh hơn bao nhiêu hoặc tôi có thể khẩn cấp hơn bao nhiêu, cô nói.
Theo bà Hillman, giáo sư luật của Đại học Georgetown và chuyên gia thương mại tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, ông Trump không có thẩm quyền yêu cầu các công ty rời khỏi Trung Quốc.
Ông ta có quyền lực theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế để ngăn chặn việc chuyển tiền trong tương lai sang Trung Quốc, nhưng chỉ khi nào ông ta tuyên bố trước hết là có tình trạng khẩn cấp quốc gia tồn tại, bà cho biết.
Quốc hội có thể chấm dứt tuyên bố nếu muốn, bà nói.
Hơn nữa, ngay cả khi có được tất cả những điều này, ông ta cũng sẽ không có thẩm quyền áp dụng đối với tất cả các khoản đầu tư của Hoa Kỳ đã được thực hiện ở Trung Quốc, theo Hill Hillman.
Các chuyên gia thương mại khác cho biết Trump không có các công cụ mạnh mẽ theo ý mình để khuyến khích các công ty rời đi khỏi Trung Quốc.
Các công cụ bao gồm việc tiếp tục tăng thuế đối với hàng nhập cảng từ Trung Quốc, như Trump đã làm vào thứ Sáu. Toà Bạch Ốc cũng có thể trừng phạt các công ty bằng cách cắt chúng ra khỏi các thỏa thuận mua sắm liên bang, các nhà kinh tế cho biết.
Derek, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, một nhóm chuyên gia tư vấn được tài trợ bởi ngành công nghiệp, nói rằng không phải tất cả lệnh của Trump là lời nói rẻ tiền đâu.

Trump đã tung ra các tweet sau khi Trung Quốc áp đặt một đợt thuế quan trả đũa mới đối với hàng nhập cảng trị giá 75 tỷ USD của Mỹ hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi không cần đến Trung Quốc và nói thật, sẽ tốt hơn nếu không có họ”, ông Trump viết.
Thông điệp đã công khai những gì Trump đã nói với các công ty trong chỗ riêng tư trong hơn hai năm qua, William Reinsch, một chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.
Dù sao đi nữa, thực tế là nhiều công ty đã nghĩ đến việc rời đi, dù sao đi nữa, Reinsch nói.
Chi phí lao động đang tăng lên ở Trung Quốc, chế độ này rất đàn áp và các công ty Mỹ tiếp tục chịu sự phân biệt đối xử, ông nói thêm.
Một số nhà sản xuất hàng may mặc và điện tử đã rời khỏi Trung Quốc, gần đây bị đẩy mạnh hơn bởi Hoa Kỳ áp thuế nhập cảng ngày càng cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhưng một vài trong số các công ty này đã chuyển việc làm trở lại Hoa Kỳ. Một số đã chuyển sang các nước có chi phí thấp khác như Việt Nam hoặc Bangladesh.
Các ngành công nghiệp khác muốn rời khỏi Trung Quốc nói rằng họ đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản xuất có cùng phẩm chất và chi phí thấp ở nơi khác.
Jonathan Gold, phó chủ tịch hệ thống cung ứng và chính sách hải quan tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia, cho biết ông rất thích tìm các nguồn thay thế, nhưng không thể xảy ra trong cùng một đêm. Ngay cả khi điều đó xảy ra, thật không may, rất nhiều trong số đó đã không trở lại Hoa Kỳ. Chúng tôi đồng ý rằng Trung Quốc là một tên tồi, nhưng chúng ta cần quay lại bàn đàm phán và thực hiện một thỏa thuận thương mại.
Một số nhà phân tích đã xem các tweet của Trump, là một động tác đặc biệt tích cực chống lại Apple và các công ty kỹ nghệ khác, vì họ sản xuất nhiều hàng hóa của họ tại Trung Quốc.
Qua nhiều thập niên, Apple đã trở nên hòa quyện với cơ sở hạ tầng lắp ráp thiết bị điện tử của Trung Quốc ở một mức độ cực kỳ khó thể nào bỏ đi. Trong một trường hợp tốt nhất, Apple sẽ mất 5 năm để chuyển một nửa sản lượng iPhone ra khỏi Trung Quốc, Ives nói.
Theo nhiều cách, Apple từ sự phát triển từ thị trường máy tính cá nhân thành một trong những công ty có giá trị nhất hành tinh là do sự hợp tác với Foxconn, một công ty sản xuất của Đài Loan sản xuất tại Trung Quốc.
Apple có thể đã đưa ra ý tưởng cho các sản phẩm tiêu dùng của mình, nhưng Terry Gou, người sáng lập Foxconn đã biến chúng thành hiện thực, bắt đầu từ đầu những năm 2000 bằng cách tận dụng năng lực sản xuất của Trung Quốc để chế tạo các thiết bị bóng bẩy với chi phí thấp mà họ cũng có lãi.
Apple đã từng lắp ráp các sản phẩm bên ngoài Trung Quốc trong quá khứ, xây dựng số lượng máy tính để bàn tương đối nhỏ ở Hoa Kỳ và khám phá sản xuất iPhone ở Ấn Độ và Đông Nam Á, nhưng công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, là một trong những người thân thiện nhất với TT Trump, nhiều lần gặp gỡ với tổng thống để thảo luận về chính sách thương mại. Ngay cả khi một số nhà lãnh đạo ngành kỹ nghệ đã phải đối mặt với những chỉ trích vì liên quan đến mình với Trump, Cook vẫn kiên quyết tham gia, thậm chí phục vụ trong Ban cố vấn chính sách lực lượng lao động, do Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Ivanka Trump, con gái của tổng thống chủ trì.
Sau khi tweet về một bữa ăn tối gần đây với Cook, tổng thống đã ca ngợi ông ta trước các phóng viên hồi đầu tuần, nói với họ rằng Cook gọi ông ta bất cứ khi nào có vấn đề.
Những người khác đi ra ngoài và thuê các chuyên gia tư vấn rất tốn kém, và Tim Cook gọi điện trực tiếp cho Donald Trump, ông Trump nói.

Trung Quốc, vì quy mô lớn của nó, cũng là một thị trường quan trọng cho doanh số bán iPhone, khiến Apple miễn cưỡng phá vỡ sự hiện diện sản xuất của nó ở đó. Trong quý tài chính thứ ba năm 2019, quốc gia này đem lại cho 9,19 tỷ đô la doanh thu của Apple, so với 25 tỷ đô la ở châu Mỹ.
Nhiều ngành công nghiệp khác cũng dựa vào Trung Quốc. Delta Children, một nhà sản xuất đồ nội thất trẻ em của Hoa Kỳ, sản xuất khoảng 80% sản phẩm của mình tại Trung Quốc.
Joe Shamie, chủ tịch của công ty, nói rằng ông đã cố gắng trong những tháng gần đây để chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm Indonesia, Malaysia và Việt Nam, nhưng các nhà máy ở các nước đó đã bão hòa đơn đặt hàng.
Ông cũng đã cố gắng tìm cách sản xuất nệm ở Mỹ, ông nói, nhưng sẽ cần khoảng 1 triệu đô la máy móc từ Trung Quốc, hiện phải chịu mức thuế 25% nhập cảng gần đây của chính quyền Trump.
Tôi đã cố gắng hết sức, và bây giờ bạn muốn đánh thuế tôi vào máy móc tôi cần để sản xuất ở Hoa Kỳ? Điều đó thật thông minh, anh ta nói. Đây là một thảm họa.
Columbia Sportswear cho biết họ đã bắt đầu chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khoảng 15 năm trước khi các sản phẩm thay thế rẻ hơn xuất hiện ở các khu vực khác của châu Á và châu Phi. Công ty hiện có nguồn từ 19 quốc gia nhưng vẫn nhận được khoảng 10% lượng hàng nhập cảng từ Trung Quốc.
Timothy Boyle cho rằng TQ không phải là nơi rẻ nhất trên thế giới để làm đồ nữa, nhưng hàng hóa vẫn đến từ Trung Quốc rất chuyên môn và có thể được di chuyển dễ dàng.
Túi LiteGear được sử dụng để sản xuất tất cả hành lý và phụ kiện tại Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, người sáng lập Raible nói rằng cô đã chi hàng chục ngàn đô la để chuyển khoảng một phần ba hoạt động của công ty sang Campuchia.
Đây là một quá trình cực kỳ khó khăn, cô nói. Đây phải mất vài tháng để tăng tốc. Ý tôi là, đây là một nhà máy sản xuất túi đựng kính râm và đột nhiên tôi yêu cầu họ làm túi đeo vai, đóng gói hình khối và ba lô.
Phần lớn các sản phẩm của cô tiếp tục đến từ Trung Quốc, và cô cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Trump đã khiến thuế nhập cảng tăng lên 42,6% đối với nhiều mặt hàng của cô, tăng từ 17,6% so với một năm trước. Cô ấy đã phải sa thải sáu nhân viên của mình, và giờ phải nhờ đến các nhà thầu làm theo giờ để giúp đỡ về kế toán, vận chuyển và thiết kế đồ họa.
Bản thân Trump từ lâu đã tận dụng sản xuất của nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc, để sản xuất hàng hóa thương hiệu Trump.
Trong cửa hàng bán lẻ do Trump Organisation vận hành ở phía sau khách sạn Trump, D.C., mũ golf và cốc cà phê du lịch được khắc tên Trump và sản xuất tại Trung Quốc vẫn được chào bán, bên cạnh các sản phẩm khác được sản xuất tại Indonesia, Việt Nam và các nước khác.
Người phát ngôn của Tổ chức Trump, Amanda Miller, đã không trả lời yêu cầu bình luận hôm thứ Sáu về việc công ty sẽ ngừng bán hoặc sản xuất các sản phẩm Trung Quốc để đáp lại chỉ thị của Tổng thống.
Trump vẫn sở hữu công ty của mình, nhưng nó đang được quản lý bởi các con trai trưởng thành của ông, Donald Trump Jr. và Eric Trump, khi ông đang ở trong văn phòng toà Bạch Ốc.
Trước những chỉ trích rằng công ty Trump, vẫn tiếp tục dựa vào hàng hóa nhập cảng trong khi Trump chống lại những người khác vì làm như vậy, Tổ chức Trump bắt đầu cung cấp thêm hàng hóa được dán nhãn rõ ràng là Made in America, bao gồm áo phông và mũ. Trên trang web bán lẻ của mình, TrumpStore.com, công ty hiện liệt kê một phần của Made in America.
Nguyễn Dương/Cali Today
Chồng bà Linda Nguyễn, người phụ nữ gốc Việt giết hai con gái, nói gì?
Đằng-Giao & Cát Linh/Người Việt August 24, 2019

Lối xóm tỏ lòng phân ưu cùng gia đình vừa gặp mất mát. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
ONTARIO, California (NV) – Không khó lắm để tìm ra căn nhà của bà Linda Nguyễn, phụ nữ gốc Việt định kết liễu đời mình sau khi kết thúc cuộc đời hai đứa con ruột cách nay vài hôm.
Căn nhà của gia đình họ Nguyễn nằm im lìm trong khu phố khang trang. Căn nhà chỉ khác lối xóm là ở phía trước có những bó hoa tươi, đồ chơi trẻ em, những con gấu bông, những ngọn nến tưởng niệm người quá cố vừa bị gió thổi tắt…
Chỉ với một lần nhấn chuông, không phải chờ lâu, cảnh cửa được hé mở. Người đàn ông ló mặt ra, trả lời với giọng nhỏ nhẹ và lễ độ, ông nói:
“Xin lỗi quí vị. Xin cho tôi ít phút để tôi mặc cái áo.”
Người đàn ông mời chúng tôi vào nhà. Buổi trưa California nắng gắt nhưng cũng không thể làm căn nhà sáng hơn.

Hoa và gấu bông tưởng nhớ hai cô gái nhỏ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Sau vài câu giới thiệu, để biết chắc chúng tôi là ai, ông nói:
“Tôi tiếp quí vị vì quí vị là người Việt Nam. Tất cả phóng viên Mỹ đến đây, tôi đều xin lỗi và mời ra khỏi khuôn viên nhà tôi. Nhưng tôi xin nói trước là tôi sẽ không trả lời bất cứ điều gì liên quan đến chuyện này.”
Đó là ông Nguyễn, chồng cô Linda Nguyễn. Người đàn ông với gương mặt hiền lành và đôi mắt gần như thất thần.
Mời chúng tôi ngồi vào góc bàn làm việc (có lẽ của ông,) ông nhắc lại lần nữa ông không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào có liên quan đến vụ án.
Một người phụ nữ lớn tuổi, nhỏ người, ngồi trên chiếc ghế sofa nơi phòng khách.
“Đây là mẹ tôi.” Ông Nguyễn giới thiệu.
Sau đó, ông nhã nhặn mời chúng tôi ra chiếc bàn nơi góc bếp vì không muốn cuộc nói chuyện ảnh hưởng giấc ngủ của người em.
Góc bếp vẫn còn hình ảnh bừa bộn của một ngôi nhà có trẻ thơ.
‘Hùm dữ cũng không nỡ ăn thịt con’ Vì sao…?
Cái tên Linda Nguyễn, phụ nữ gốc Việt bị bắt vì giết hai cô con gái nhỏ đầy khắp báo chí, truyền thông vài ngày qua. Câu chuyện đau lòng này đến nay vẫn đang trong vòng điều tra. Cảnh sát không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào, ngoại trừ những thông tin đã được nêu ra trong thông cáo báo chí.
Theo đài KTLA, bà Linda Nguyễn, 47 tuổi, là nghi can trong vụ giết hai con gái nhỏ, một 14 tuổi, một 4 tháng tuổi. Hiện tại bà Linda vẫn còn nằm trong bệnh viện vì tự tử, nhưng không chết. Cảnh sát cho biết sẽ đưa bà vào trại giam West Valley sau khi xuất viện.
Do đó, ngoài sự bàng hoàng, chia sẻ với người trong cuộc thì người ta đặt ra câu hỏi “Vì sao lại như vậy?”
Một câu hỏi cơ bản của mọi chuyện trong cuộc sống.
Và hẳn nhiên, không phải trường hợp nào cũng có được câu trả lời.
Trong câu chuyện này, “hùm dữ cũng không nỡ ăn thịt con, vì sao…?” là một câu hỏi lớn. Có phải vì sức khỏe? Hay như thông cáo báo chí của cảnh sát đã đưa ra là bà Linda bị trầm cảm sau khi sinh?

Những lời chia sẻ mọi người gửi đến gia đình ông Nguyễn. (Hình: Đằng Giao)
Đôi mắt lúc sáng quắt, lúc thất thần như dại đi, ông Nguyễn vẫn từ tốn nói:
“Không có gì khác thường, mọi chuyện rất bình thường….nhưng vợ tôi có 1 triệu chứng hậu sản, bị trầm cảm. Nhưng đối với những phụ nữ bình thường, dưới 40 thì chứng trầm cảm nhẹ hơn, qua khỏi. Vợ tôi thì dai dẳng.
Lúc sanh bé đầu tiên cách đây 14 năm, cô ấy bình thường. Đến bé thứ hai, vợ tôi đã 46, 47 tuổi rồi.”
Nhân viên công lực cho hay sự việc xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều Thứ Ba, 20 Tháng Tám. Lúc đó, ông Nguyễn về đến nhà thì phát hiện thi thể của hai con gái trong nhà để xe.
Ông còn thấy vợ mình là bà Linda nằm bất động và lập tức gọi cảnh sát đến.
Đến Thứ Tư, 21 Tháng Tám, cảnh sát cho hay bà Linda có để lại hai lá thư tuyệt mệnh, ghi rõ ý đồ giết hai cô con gái, sau đó tự tử. Họ tìm thấy một lá thư trong nhà để xe và một lá thư trong phòng khách.
KTLA dẫn lời Trung Sĩ Bill Russell nói: “Tại thời điểm này, chúng tôi chỉ có thể nói hai bé gái bị giết và người mẹ có thể là hung thủ.”
Cảnh sát Ontario cho rằng bà Linda đang điều trị trầm cảm và cho biết cô con gái 14 tuổi là người khuyết tật, nhưng không nói rõ nạn nhân bị gì.
‘Hãy bình tình, vì con của mình’
Ông Nguyễn là lập trình viên của một bộ phận thuộc Bộ Quốc Phòng. Sau khi bất ngờ bị rơi vào tấn thảm kịch và nỗi đau không có đáy, ông nói ông đã xin nghỉ việc dài hạn không ăn lương. Tuy nhiên:
“Tôi đang được cấp trên cho nghỉ làm. Việc đầu tiên tôi phải làm là phải giữ công việc của tôi. Tôi viết một bức điện thư nói cho tôi xin nghỉ không ăn lương nhưng họ chấp nhận cho tôi làm việc ở nhà.
Đó là tất cả những gì tôi có thể nói lúc này.”
Câu chuyện bị ngắt quãng bởi người phụ nữ lớn tuổi. Bà là mẹ của cô Linda Nguyễn. Gương mặt người phụ nữ vừa mất con, mất cháu hình như không còn chỗ cho cái buồn nữa. Cái đau khổ cũng không còn chỗ để ngự trị.
Chúng tôi cảm nhận trong giọng nói, trong dáng đi của bà, là sự chịu đựng. Bà không muốn không gian trong căn nhà bị phá vỡ, ít nhất là trong lúc này.
Ông Nguyễn nhắc lại, tất cả những gì ông có thể nói lúc này, chỉ bấy nhiêu thôi.
“Bây giờ đầu óc của tôi còn nhiều chuyện để giải quyết lắm. Có nhiều khi tôi nóng tính một cách không kiểm soát được.
Cho tôi chia sẻ với những ai rơi vào hoàn cảnh như tôi thì hãy giữ thật bình tĩnh. Khi gặp bất cứ sự việc gì, dù bất ngờ hay đau khổ đến đâu thì chúng ta phải bình tĩnh. Cần phải giữ bình tĩnh, nếu không mình sẽ ngã quỵ và không giải quyết được gì hết
Bình tĩnh và dùng tình thương của mình. Mình thương yêu con mình, biến tình thương đó thành hành động tích cực để giải quyết vấn đề. Chuyện xảy ra tôi chưa bao giờ khóc.
Từ nhỏ tới lớn con người tôi không bao giờ biết khóc.”
Ông nói thêm, hành động cụ thể của ông bây giờ là lo việc hậu sự cho hai đứa con gái, một 14 tuổi, một bốn tháng.
Không biết sự can đảm, nghị lực của ông mạnh mẽ đến đâu, nhưng nếu một lần ông khóc, thì biết đâu, ông sẽ nhẹ nhàng hơn? Hay ông đã không vô tình thốt lên với mẹ vợ của mình: “Lúc này con cũng cần người nói chuyện mà má.”
Trước khi chào ra về, chúng tôi xin phép được quay lại thăm ông, khi mọi chuyện đã nguôi ngoai. Nhưng, “lần sau, khi quí vị quay lại thì chắc tôi sẽ không còn ở đây nữa.”
Nụ cười của ông, gắt như cái nắng mùa hè California.
(Đằng Giao & Cát Linh)
Edited by user Sunday, August 25, 2019 1:06:04 AM(UTC)
| Reason: Not specified
|